• Click để copy

Vì sao chi tiêu quốc phòng của Singapore có mức tăng hai con số?

Lần đầu tiên sau hơn hai thập niên, chi tiêu quốc phòng của Singapore đã ghi nhận mức tăng trưởng hai con số.

Trang mạng Breaking Defense mới đây cho biết, chi tiêu quốc phòng của Singapore trong tài khóa hiện tại là 15,4 tỷ SGD (tương đương 11,5 tỷ USD), tăng 12,7% so với con số 13,6 tỷ SGD (tương đương 10,1 tỷ USD) của tài khóa trước. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1998, mức tăng chi tiêu quốc phòng của đảo quốc sư tử đạt hai con số.

Breaking Defense nhận định, mức tăng trên không đồng nghĩa rằng Singapore có sự điều chỉnh về chính sách quốc phòng. Bộ Quốc phòng Singapore cũng giải thích rằng do tác động của đại dịch Covid-19, trong một hai tài khóa trước, nhiều chương trình quốc phòng của nước này buộc phải tạm hoãn, nên số tiền đầu tư đã được chuyển sang tài khóa hiện tại, từ đó dẫn đến mức tăng 12,7% nói trên.

Phát biểu trước Quốc hội vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen còn khẳng định, tuy rằng trên danh nghĩa, chi tiêu quốc phòng của Singapore đã tăng trong những năm gần đây, song tính về tỷ lệ trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thì lại giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do kinh tế tăng trưởng nhanh hơn. Tờ The Straits Times dẫn lời Bộ trưởng Ng Eng Hen cho biết, chi tiêu quốc phòng của Singapore đã giảm từ mức 5% GDP cách đây hai thập niên xuống còn 3% GDP như hiện tại ngay cả khi tổng chi tiêu của chính phủ đã tăng từ 16% GDP lên 18% GDP.

<a title=
Phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Ng Eng Hen cho biết Chính phủ Singapore sẽ duy trì chi tiêu quốc phòng ở mức 3% GDP. Ảnh: Channel News Asia 

Theo Bộ trưởng Ng Eng Hen, thế giới đã trở thành “một nơi nguy hiểm hơn”. Rủi ro về xung đột trong khu vực, thậm chí là trên phạm vi toàn cầu “không còn bằng 0 nữa”. “Khi nhiệt độ địa chính trị tăng lên, các tia lửa và đám cháy sẽ phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau”, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore khẳng định. Xuất phát từ bối cảnh như vậy, Bộ trưởng Ng Eng Hen cho rằng cần tiếp tục đầu tư cho lực lượng vũ trang Singapore (SAF) nhằm chặn đứng mọi mưu đồ xâm lược đảo quốc sư tử. Bộ trưởng Ng Eng Hen nêu rõ, có một sự thật hiển nhiên là nếu người dân Singapore không chú trọng hoặc không đủ khả năng bảo vệ đất nước thì sẽ không có ai đứng ra bảo vệ đảo quốc sư tử. Nhằm xây dựng SAF vững mạnh, Chính phủ Singapore sẽ duy trì chi tiêu quốc phòng ở mức 3% GDP trong một thập niên tới.

Trang mạng Defense News dẫn báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết, trong những năm gần đây, chi tiêu quốc phòng của Singapore luôn giữ ổn định ở mức 3% GDP. “Chúng tôi không thấy có sự thay đổi lớn nào về chính sách hay chi tiêu quốc phòng của Singapore. Lộ trình xây dựng SAF tới năm 2040 đã chỉ rõ tầm quan trọng của việc chú trọng đổi sáng tạo cũng như sự ổn định về chi tiêu quốc phòng”, chuyên gia Collin Koh thuộc Viện nghiên cứu chiến lược và quốc phòng của Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) trả lời phỏng vấn Breaking Defense.

Theo Bộ trưởng Ng Eng Hen, các năng lực quốc phòng cần nhiều năm để “chín muồi” và đảo quốc sư tử sắp thu được thành quả từ những khoản đầu tư ổn định, lâu dài cho quốc phòng. Bộ trưởng Ng Eng Hen lấy dẫn chứng cụ thể là không quân Singapore (RSAF) bắt đầu đánh giá về máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 do Mỹ sản xuất từ năm 2004 trước khi thông báo mua những chiếc F-35 đầu tiên vào năm 2019. Kể từ năm 2026, các máy bay F-35 sẽ cho phép RSAF cắt giảm đáng kể số lượng máy bay F-16 già cỗi trong biên chế, đồng thời góp phần nâng cao năng lực của RSAF. Trong khi đó, năm nay, hải quân Singapore sẽ hạ thủy chiếc tàu ngầm lớp Invincible thứ 4 tại Đức. Đây cũng là chiếc cuối cùng thuộc chương trình đặt mua tàu ngầm lớp Invincible do Đức sản xuất được Singapore khởi động từ cuối những năm 2000. Các tàu ngầm lớp Invincible đắt giá mà Bộ trưởng Ng Eng Hen gọi là “những tài sản chiến lược” này sẽ thực hiện nhiệm vụ trên vùng biển của Singapore trước năm 2028. Ngoài ra, các xe thiết giáp và hệ thống pháo thế hệ tiếp theo sẽ cung cấp cho lục quân Singapore “hỏa lực, khả năng cơ động và sự bảo vệ tốt hơn”. “Mức chi tiêu quốc phòng ổn định giúp xây dựng một SAF hiện đại với đầy đủ năng lực chống lại các mối đe dọa trên không, trên bộ, trên biển và cả trên không gian mạng”, Bộ trưởng Ng Eng Hen khẳng định với các nghị sĩ Singapore.

HOÀNG VŨ

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.