• Click để copy

Việt Nam là nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc vào năm 2030

Đến năm 2030, tiêu thụ thủy sản làm thực phẩm sẽ tăng 18% . Châu Á sẽ là khu vực tiêu thụ mạnh nhất, chiếm 71% , 183 triệu tấn. Tuy nhiên, các nước phát triển như: Mỹ , EU, Nhật Bản vẫn sẽ phụ thuộc nguồn thuỷ sản nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Trung Quốc tiếp tục là nước xuất khẩu lớn, tiếp theo là Việt Nam và Na Uy.

Các chuyên gia tại Hội thảo Nhu cầu và xu hướng thị trường thủy sản hậu Covid-19, do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep) tổ chức, chiều 24/08 đã đưa ra nhiều nhận định khác nhau liên quan đến xuất khẩu thủy sản.Ảnh VasepViệt Nam là nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc vào năm 2030. Ảnh Vasep.Thị trường Mỹ có nhu cầu hồi phục mạnh đối với tất cả sản phẩm. Tuy nhiên, với việc giá thủy sản tăng và lạm phát đang khiến cho nhu cầu dự kiến chững lại trong nửa cuối năm nay. Việt Nam hiện là nguồn cung lớn thứ 5, chiếm 9% thị phần thuỷ sản của Mỹ.

Với thị trường EU, Việt Nam hiện chiếm 2,6 - 2,8% tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của khu vực và là nguồn cung cấp lớn thứ 5 cho thị trường này, đứng sau Na Uy (chiếm 13 - 17,6%), Trung Quốc (chiếm 4,1 - 5,3%), Ecuador (chiếm 2,6 - 3,1%) và Maroc (chiếm 2,4 - 2,8%).Theo bà Lê Hằng, Giám đốc truyền thông Vasep thì, nhu cầu thủy sản toàn cầu đã đạt đỉnh và sẽ giảm trong nửa cuối 2022. Đồng USD tăng giá làm giảm nhu cầu ở nhiều thị trường; trong đó có EU, Nhật Bản. Cùng với đó, lượng tồn kho tăng khiến nhà nhập khẩu hạn chế mua hàng và tìm cách hạ giá nhập khẩu.Tình hình lạm phát gia tăng làm giảm chi tiêu cho thủy sản, người tiêu dùng sẽ ưu tiên cho các loài có giá vừa phải phù hợp với thu nhập đang bị sụt giảm. Tôm nhỏ, cá tra, chả cá, surimi, cá biển nhỏ vẫn có nhu cầu cao nhưng giá sẽ giảm so với nửa đầu năm. Đó sẽ là xu hướng mà các doanh nghiệp xuất khẩu cần linh hoạt đáp ứng để giữ được thị phần trong giai đoạn hiện nay.Các chuyên gia dự báo về tiêu thụ thuỷ sản đến năm 2030 cho rằng, nhu cầu thuỷ sản của thế giới sẽ tăng mạnh, thuỷ sản nuôi tăng tỷ trọng trong tổng tiêu thụ từ 52% lên 59% nhờ sự chuyển đổi một số loài từ khai thác tự nhiên sang nuôi trồng.Việt Nam là nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc vào năm 2030. Ảnh VasepViệt Nam là nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc vào năm 2030. Ảnh Vasep.Đến năm 2030, tiêu thụ thủy sản làm thực phẩm sẽ tăng 18% (so với năm 2018). Châu Á sẽ là khu vực tiêu thụ mạnh nhất, chiếm 71% (183 triệu tấn). Tuy nhiên, các nước phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản vẫn sẽ phụ thuộc nguồn thuỷ sản nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Trung Quốc tiếp tục là nước xuất khẩu lớn, tiếp theo là Việt Nam và Na Uy. Riêng với ngành tôm, ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta cho rằng, tôm Việt Nam đang có nhiều thách thức nhưng cũng có những lợi thế nhất định trên thị trường thế giới.

Ông Lực dự báo nhu cầu thủy sản tiếp tục tăng trong dài hạn cũng thúc đẩy các quốc gia khác có chính sách thúc đẩy ngành tôm bao gồm tăng nuôi, tăng sản lượng, nâng cao trình độ chế biến, sách lược thị trường làm tăng áp lực canh tranh quốc tế. Về lợi thế, Việt Nam đang là quốc gia có trình độ chế biến tôm hàng đầu thế giới với các sản phẩn chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu các thị trường lớn khi kinh tế thế giới hồi phục sau đại dịch. Ngành chế biến mở rộng theo hướng ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật để giảm sử dụng lao động, tăng năng suất lao động. Nhìn chung chuỗi giá trị con tôm phát triển với các mắt xích tham gia đồng bộ, linh hoạt, ít nhiều có chia sẻ lợi ích cho nhau.Trong bối cảnh hiện nay, theo ông Lực, ngành tôm cần tiếp tục phát huy lợi thế tôm chế biến sâu ở một số phân khúc thị trường phù hợp. Duy trì vị thế hàng đầu ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Australia. Bên cạnh đó, nâng cao thị phần ở EU và từng bước nâng cao sản lượng để vượt qua các đối thủ. Với Trung Quốc, đây là thị trường tiêu thụ khổng lồ nhưng rất khó để cạnh tranh ở phân khúc chế biến với các nhà chế biến nội địa, do đó ngành cần tập trung duy trì thị phần tôm sơ chế.

Ngân Quỳnh (t/h)
Bài liên quan

Tin mới

Tặng thưởng 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật
Tặng thưởng 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật

Tối 19-9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023.

Tinh túy văn hóa giao tiếp của người Bắc Ninh xưa
Tinh túy văn hóa giao tiếp của người Bắc Ninh xưa

Thời Minh Mạng, tỉnh Bắc Ninh được thành lập bao gồm cả tỉnh Bắc Giang và một phần đất Hà Nội cùng Vĩnh Phúc ngày nay. Đây là mảnh đất địa linh, nhân kiệt, gắn liền với nền văn minh sông Hồng và cũng là vùng nổi tiếng bởi văn hóa giao tiếp với nhiều tinh túy.

Phòng, chống buôn lậu trong mùa nước nổi ở An Giang
Phòng, chống buôn lậu trong mùa nước nổi ở An Giang

Cứ vào khoảng tháng 8 âm lịch, khi nước tràn đồng thì tình trạng buôn lậu trên tuyến biên giới Tây Nam lại trở nên nóng bỏng và phức tạp.

Hà Nội: Nhanh chóng dập tắt đám cháy xưởng in ở phường Đại Mỗ, Nam Từ Liêm
Hà Nội: Nhanh chóng dập tắt đám cháy xưởng in ở phường Đại Mỗ, Nam Từ Liêm

Vụ cháy xảy ra khoảng 16 giờ 30 phút tại xưởng in ở tổ dân phố Dao Quang, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Cột khói đen bốc cao, khiến nhiều người tại khu vực hoang mang.

47 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (1977-2024): Tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác vì mục tiêu chung
47 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (1977-2024): Tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác vì mục tiêu chung

Ngày 20-9-1977, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Liên hợp quốc (LHQ)-tổ chức đa phương lớn nhất thế giới với sứ mệnh xây dựng luật pháp, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy hợp tác hữu nghị và phát triển trên thế giới. Chặng đường gần 5 thập kỷ qua đã chứng minh quan hệ Việt Nam-LHQ là mối quan hệ đối tác bền chặt và còn nhiều triển vọng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có thông điệp quan trọng tại Liên hợp quốc
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có thông điệp quan trọng tại Liên hợp quốc

Từ ngày 21 đến 27-9-2024, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, sau đó thăm cấp Nhà nước tới Cuba theo lời mời của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez cùng Phu nhân.