Việt Nam là nhà cung cấp giày dép lớn thứ 3 tại Pháp
Việt Nam là 1 trong 3 quốc gia hàng đầu cung cấp nhóm hàng giày dép (HS64) sang Pháp, sau Trung Quốc và Ý. Trong năm 2022, xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam sang Pháp đạt 1,60 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 17% thị phần.
Trong giai đoạn 2018-2022, kim ngạch nhập khẩu giày dép của Pháp tăng 2%, với giá trị trung bình là 8 tỷ USD/năm. Riêng năm 2022, cao nhất cả giai đoạn, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2021.
Các sản phẩm chính trong nhóm hàng mà Việt Nam xuất khẩu sang Pháp năm 2022 là:
- Xuất khẩu giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng nguyên liệu dệt (HS 6404) trị giá 843,53 triệu USD, tăng 14,51% so với năm 2021, chiếm 27% trong tổng xuất khẩu nhóm hàng này. Đối với mặt hàng này, Việt Nam là nhà cung cấp lớn nhất tại Pháp năm 2022, với tăng trưởng giai đoạn 2018-2022 là 5%.
- Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng da thuộc (HS 6403) xuất khẩu từ Việt Nam sang Pháp đạt khoảng 476,89 triệu USD, chiếm 12% thị phần nhập khẩu nhóm hàng này của Pháp. Tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2018- 2022 ở mức 10%, năm 2021 xuất khẩu nhóm hàng này sang Pháp tăng 8%. Italia là nhà cung cấp lớn nhất sản phẩm này sang thị trường Pháp với thị phần là 28,9%, đứng thứ hai là Việt Nam với 12,1% thị phần, sau là Trung Quốc với 10,4%.
- Năm 2022, Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu lớn nhất sản phẩm các loại giày, dép khác có đế ngoài và mũ bằng cao su hoặc plastic (HS 6402) sang thị trường Pháp chiếm 44,7% thị phần. Việt Nam đứng thứ 2 với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 268,95 triệu USD, tăng 22,77% so với năm 2021, chiếm 14,2% thị phần tại Pháp.
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, tính đến hết tháng 6 năm 2023, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Pháp đạt 285,24 triệu USD, giảm nhẹ 8,29% so với cùng kỳ năm 2022. Riêng tháng 6 năm 2023, đạt kim ngạch 45,84 triệu USD, giảm 26,37% so với cùng kỳ tháng 6 năm 2022.
THEO TẠP CHÍ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Tin mới
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).