• Click để copy

Việt Nam phấn đấu đến năm 2030 GDP bình quân đầu người đạt 7.500 USD

Nội dung Quy hoạch tổng thể quốc gia giai đoạn 2021 - 2030 nêu rõ, đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD.

Phấn đấu GDP bình quân đầu người đạt 7.500 USD

Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết 29 Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ảnh minh họa, nguồn internetẢnh minh họa, nguồn internet.

Nghị quyết nêu rõ mục tiêu tổng quát đến năm 2030: Việt Nam cơ bản đạt được các tiêu chí của nước công nghiệp, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đời sống của Nhân dân được nâng cao. 

Về các mục tiêu cụ thể, Trung ương Đảng đặt mục tiêu đến năm 2030 đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm; GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD; GNI bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt trên 7.000 USD.

Ðóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế ở mức trên 50%; chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu thế giới.

Nghị quyết cũng đặt mục tiêu, Việt Nam thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN về năng lực cạnh tranh công nghiệp; tỷ trọng công nghiệp đạt trên 40% GDP; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt khoảng 30% GDP; tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt trên 45%; giá trị gia tăng công nghiệp chế tạo, chế biến bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD. Tỷ trọng của khu vực dịch vụ đạt trên 50% GDP, trong đó du lịch đạt 14 - 15% GDP.

Hình thành được một số tập đoàn, doanh nghiệp công nghiệp trong nước có quy mô lớn, đa quốc gia, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn. Cùng với đó, xây dựng được ngành công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh tự lực, tự cường, lưỡng dụng, hiện đại.

Tỷ trọng kinh tế số đạt khoảng 30% GDP. Hoàn thành xây dựng chính phủ số, thuộc nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN về chính phủ điện tử, kinh tế số.

Về tầm nhìn đến năm 2045, nghị quyết nêu rõ mục tiêu Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu khu vực Châu Á.

Xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh, tự lực, tự cường

Để thực hiện mục tiêu nói trên, Trung ương Đảng đặt ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó nhấn mạnh việc xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Trung ương Đảng đề nghị xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh, tự lực, tự cường của nền sản xuất Việt Nam đến năm 2045 (Make in Vietnam 2045).

Nghị quyết của Trung ương cũng nêu rõ yêu cầu chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn: công nghiệp sản xuất rô bốt, ôtô, thiết bị tích hợp vận hành tự động, điều khiển từ xa; công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp; công nghiệp sinh học (tập trung vào gen, dược phẩm và các chế phẩm sinh học); công nghiệp dệt may, da giày ở các khâu tạo giá trị gia tăng cao dựa trên quy trình sản xuất thông minh, tự động hoá; công nghiệp văn hoá...

Phát triển công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh theo hướng lưỡng dụng, hiện đại, tự lực, tự cường, liên kết chặt chẽ với công nghiệp dân sinh, trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia.

Trung ương Đảng yêu cầu đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục cơ cấu lại ngành dịch vụ dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Bên cạnh đó, đẩy nhanh thể chế hoá và cụ thể hoá chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Trong đó, ưu tiên đầu tư cho khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo đi trước một bước; có lộ trình tăng tỷ lệ chi từ ngân sách nhà nước tính trên GDP cho nghiên cứu và phát triển, phấn đấu đến năm 2030 đạt tỷ lệ thuộc nhóm 3 nước đứng đầu ASEAN, tiệm cận tỷ lệ bình quân chung của các nước thuộc khối OECD.

Trung ương Đảng cũng nêu rõ các nhiệm vụ giải pháp như: Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thúc đẩy đô thị hóa nhanh và bền vững, gắn kết chặt chẽ và tạo động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển các thành phần kinh tế nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Ðổi mới chính sách tài chính, tín dụng thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhanh, bền vững.

Quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả đi đôi với bảo vệ và phát triển thị trường trong nước.

Phát huy giá trị văn hóa, bản lĩnh, trí tuệ con người Việt Nam, xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh; đội ngũ trí thức và doanh nhân xung kích, đi đầu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo đảm tốt an sinh xã hội.

Minh An (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Kiên Giang: Tăng cường giám sát giá cả hàng hóa trên địa bàn trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp
Kiên Giang: Tăng cường giám sát giá cả hàng hóa trên địa bàn trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp

Đội QLTT số 4, Cục QLTT tỉnh Kiên Giang tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng địa phương kiểm tra, giám sát tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ người dân như lương thực, thực phẩm, rau củ quả, ...

Gia Lai: Xử phạt 432 triệu đồng trong lĩnh vực hoạt động thương mại điện tử
Gia Lai: Xử phạt 432 triệu đồng trong lĩnh vực hoạt động thương mại điện tử

Các hành vi vi phạm hành chính chủ yếu: Không thông báo website thương mại điện tử bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi cung ứng dịch vụ đến người tiêu dùng đối với website thương mại điện tử bán hàng có chức năng đặt hàng trực tuyến.

Triệt phá ổ nhóm chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng dưới hình thức lừa đầu tư “sàn BO”
Triệt phá ổ nhóm chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng dưới hình thức lừa đầu tư “sàn BO”

Trong các ngày từ 13 - 19/9/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn đã ra quyết định khởi tố đối với 13 bị can về tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra trên không gian mạng thông qua trang https://xfinex.net.

Bộ Nội vụ đồng ý nghỉ Tết 9 ngày, nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày
Bộ Nội vụ đồng ý nghỉ Tết 9 ngày, nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày

Bộ Nội vụ thống nhất với đề xuất của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đưa ra về phương án các dịp nghỉ lễ năm 2025 như: Tết Âm lịch, Quốc khánh, Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5.

Hà Nội: Thêm một số trường được bổ sung chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10
Hà Nội: Thêm một số trường được bổ sung chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có thông báo về việc tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông năm học 2024-2025 đối với một số cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố.

Khai trương Mô hình quản trị thông minh tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Khai trương Mô hình quản trị thông minh tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trong chuỗi các sự kiện chào mừng 75 năm ngày truyền thống, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức lễ khai trương "Mô hình quản trị thông minh tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh", khởi động tiến trình chuyển đổi số toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong việc đào tạo cán bộ theo định hướng Chính phủ số.