• Click để copy

Việt Nam thúc đẩy hợp tác đa phương và gắn kết với các lĩnh vực hợp tác chuyên môn của UNESCO

Kỳ họp lần thứ 216 Hội đồng Chấp hành của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã khai mạc ngày 15-5 tại Paris. Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, đã tham dự và phát biểu.

Trong phiên họp khai mạc kỳ họp, Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay và nhiều quốc gia thành viên đã đánh giá cao vai trò và những kết quả đạt được của UNESCO trong việc thực hiện 4 mục tiêu của Chiến lược Trung hạn giai đoạn 2022-2029 và các Mục tiêu Phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc (LHQ), với 94% công việc được triển khai đúng tiến độ, trong đó 100% đúng tiến độ trên các lĩnh vực chính như văn hóa, giáo dục và khoa học. Đặc biệt, Công ước về giáo dục đại học đã có hiệu lực từ tháng 3-2023 sau khi được 20 nước phê chuẩn. Các Khuyến nghị về Đạo đức trong trí tuệ nhân tạo, Khung toàn cầu về khoa học mở, Thập kỷ Khoa học Đại dương vì phát triển bền vững cũng như các sáng kiến hỗ trợ khủng hoảng tại nhiều quốc gia như Haiti, Sudan, Afghanistan, Iraq, Liban, Ukraine… đạt kết quả tích cực.

Quang cảnh phiên khai mạc Kỳ họp lần thứ 216 Hội đồng Chấp hành của UNESCO, ngày 15-5 tại Paris. 

Quang cảnh phiên khai mạc Kỳ họp lần thứ 216 Hội đồng Chấp hành của UNESCO, ngày 15-5 tại Paris. 

Bên cạnh đó, các phát biểu đều nhấn mạnh thế giới đang đối diện với nhiều thách thức đa chiều trong giai đoạn hậu đại dịch Covid-19, bao gồm lạm phát, xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu… đòi hỏi vai trò lớn hơn của chủ nghĩa đa phương, trong đó UNESCO cần tiếp tục phát huy vai trò, đổi mới phương thức làm việc, vượt qua thách thức thiếu hụt vốn, đoàn kết không để xung đột và khác biệt "lấn át" tiếng nói của hòa bình và ngoại giao, như lời kêu gọi của Chủ tịch Hội đồng Chấp hành.

Phát biểu tại phiên khai mạc toàn thể, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc bày tỏ sự coi trọng hợp tác đa phương, bao gồm với cả UNESCO, trong bối cảnh hậu Covid-19 nhiều thách thức, đánh giá cao nỗ lực của Ban Thư ký và Tổng Giám đốc UNESCO trong huy động nguồn lực, tiếp cận đa chiều, triển khai hiệu quả chương trình hoạt động, hỗ trợ kịp thời cho một số quốc gia thành viên gặp khủng hoảng. Về định hướng thời gian tới, Trưởng đoàn Việt Nam đã đề nghị phân bổ nguồn lực thích hợp cho hai ưu tiên toàn cầu là châu Phi và bình đẳng giới, nhóm Tiểu quốc đảo đang phát triển (SIDS) và thanh niên, phân bổ nhân sự đồng đều giữa các khu vực địa lý. Thứ trưởng cũng khẳng định cam kết của Việt Nam thúc đẩy hợp tác đa phương và sự gắn kết với các lĩnh vực hợp tác chuyên môn của UNESCO. Thứ trưởng Hà Kim Ngọc đồng thời thông báo việc tổ chức Hội nghị quốc tế về phát huy vai trò danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam dự kiến vào tháng 7-2023, với mục tiêu biến các danh hiệu UNESCO thành trợ lực cho phát triển bền vững và nguồn cảm hứng cho tương lai. 

Kỳ họp lần thứ 216 Hội đồng Chấp hành của UNESCO sẽ diễn ra đến ngày 25-5 tại Paris với sự tham dự của 58 quốc gia thành viên và chương trình nghị sự với gần 50 đề mục, trải rộng trên tất cả các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, khoa học, nhân sự, quản lý, quan hệ đối ngoại, trong đó dự kiến sẽ dành nhiều thời gian thảo luận về dự thảo Chương trình và Ngân sách giai đoạn 2024-2025 trong bối cảnh ngân sách hiện nay của UNESCO không đáp ứng được các chương trình và hoạt động đề ra.

TTXVN

Bài liên quan

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.