Việt Nam trở thành điểm đầu tư hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Nhật Bản
Đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội Nakajima Takeo cho biết, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có kế hoạch mở rộng hoạt động đầu tư tại Việt Nam, nơi được giới kinh doanh Nhật Bản đánh giá là điểm đến đầu tư hấp dẫn thứ hai sau Mỹ.
Cụ thể, theo ông Nakajima Takeo, trong khảo sát mới nhất của JETRO (năm 2022), 60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, họ sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh trong 01-02 năm tới, tăng 5 điểm so với mức 55% trong cuộc khảo sát trước đó vào năm 2021. Đó là cũng mức cao nhất trong số các nước ASEAN.
Ảnh minh họa
Điều này có thể thấy, các doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng gắn bó lâu dài với Việt Nam. Việt Nam vẫn có sức hấp dẫn riêng dù có thể chịu ảnh hưởng từ những sự cố ngoài dự kiến và bất ổn kinh tế thế giới trong ngắn hạn.
So với năm 2021, ở thời điểm hiện tại, hoạt động của nhà máy đã trở lại bình thường, xuất nhập khẩu đã năng động hơn và thị trường tiêu thụ đã phục hồi.
Theo ông Nakajima Takeo, các công ty Nhật Bản đưa ra quyết định đầu tư dựa trên triển vọng dài hạn từ 05 - 10 năm chứ không phải ngắn hạn. Với dân số 99 triệu người, tầng lớp trung lưu đang phát triển và sự hiện diện nhiều công ty nước ngoài, Việt Nam còn hứa hẹn là thị trường hấp dẫn cho kinh doanh thương mại điện tử trực tiếp giữa các doanh nghiệp với nhau (B2B) và giao dịch thương mại trên Internet giữa doanh nghiệp với khách hàng (B2C).
Việt Nam cũng là một điểm đến lý tưởng để sản xuất và xuất khẩu do đã ký 15 hiệp định thương mại tự do (FTA)...
Bên cạnh đó, tiền lương của Việt Nam ở mức tương đối thấp trong ASEAN, lao động dồi dào và các địa phương đang nỗ lực xây dựng nhiều khu công nghiệp để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp nước ngoài.
Năm 2022, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam (đầu tư mới và mở rộng) đạt 4,56 tỷ USD, đứng thứ hai, sau Singapore (4,62 tỷ USD). Doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực như năng lượng, bán lẻ, điện và điện tử.
Như vậy có thể khẳng định, Việt Nam đã trở thành điểm đến đầu tư không thể bỏ qua của các công ty Nhật Bản. Một cuộc khảo sát do JETRO thực hiện năm 2022 cho thấy, Việt Nam đứng thứ hai trong danh sách các quốc gia đầu tư phổ biến, bên cạnh Mỹ.
Trong ngắn hạn, những sự cố ngoài dự kiến và bất ổn kinh tế thế giới có thể ảnh hưởng đến Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có sức hấp dẫn riêng. Điều này thấy rõ qua việc các doanh nghiệp từ Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc) và Trung Quốc vào Việt Nam tiếp tục tăng.
Theo khảo sát của JETRO, thế mạnh của nền kinh tế Việt Nam bao gồm: Tăng trưởng tốt và quy mô thị trường phù hợp; tình hình chính trị, xã hội ổn định; chi phí lao động thấp; điều kiện sống tuyệt vời. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng chất lượng công nhân viên chức của Việt Nam tốt hơn các nước lân cận.
Khoảng một nửa số doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam hoạt động theo định hướng xuất khẩu và nửa còn lại hướng vào thị trường nội địa. Thế mạnh của Việt Nam phù hợp với cả 02 mục đích này.
Lê Pháp (T/h)
Tin mới
Phát hiện cơ sở có dấu hiệu sản xuất hàng giả là thực phẩm tại Hà Nội
Vụ việc do Đội QLTT số 11, Cục QLTT thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Đoàn kiểm tra liên ngành 389 quận Hà Đông kiểm tra, phát hiện.
Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng
Nghị định số 147/2024/NĐ-CP quy định tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.
Ngân hàng Anh bị phạt nặng vì không giám sát rửa tiền
Ngân hàng Metro Bank tại Anh vừa bị Cơ quan Quản lý Tài chính (FCA) của nước này phạt gần 17 triệu bảng (21,65 triệu USD) vì đã buông lỏng công tác giám sát hoạt động rửa tiền tiềm ẩn trong vòng 4 năm.
Quân sự thế giới hôm nay (13-11): Lộ diện ứng viên tiêm kích thế hệ thứ 6 của Trung Quốc
Quân sự thế giới hôm nay (13-11) có những nội dung sau: Lộ diện ứng viên tiêm kích thế hệ thứ 6 của Trung Quốc; Ấn Độ và Nga hợp tác phát triển hệ thống Pantsir-S1 mới; Anh cân nhắc mua thêm tiêm kích F-35 thay vì Typhoon.
Hội nghị COP29: Đột phá về thị trường carbon tạo cơ hội cho các nước nghèo
Gần 200 quốc gia tham gia Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku, Azerbaijan đã nhất trí về các tiêu chuẩn chất lượng tín chỉ carbon, mở ra cơ hội để khởi động thị trường carbon toàn cầu do LHQ điều hành nhằm tài trợ cho các dự án giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Đây cũng được coi là bước đột phá có thể giúp các quốc gia nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu.
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo khi truy cập vào đường link do shipper gử
Thời gian qua, thủ đoạn giả danh nhân viên giao hàng (shipper) gọi điện lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân ngày càng nở rộ với nhiều phương thức tinh vi hơn.