• Click để copy

“Vui Tết Trung thu” tại Hoàng thành Thăng Long

Tết Trung thu là một trong bốn lễ tết lớn nhất của người Việt, diễn ra vào giữa mùa thu, ngày rằm tháng Tám (Âm lịch)-ngày trăng tròn và sáng nhất trong năm. Tết Trung thu có nguồn gốc từ một nghi lễ nông nghiệp. Thời xa xưa, người nông dân thường ngắm trăng, tiên đoán thời tiết, dự đoán mùa màng “Muốn ăn lúa tháng Năm, trông trăng rằm tháng Tám”.

Và không biết từ bao giờ, Trung thu mặc định đã trở thành ngày Tết của trẻ thơ. Các em háo hức từ những ngày đầu tháng Tám, được bố mẹ mua tặng đồ chơi, vui rước đèn, đánh trống, múa lân dưới ánh trăng thu vằng vặc trên khắp phố phường, làng quê. Đây là một nét đẹp văn hóa có bề dày lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc ta.

“Vui Tết Trung thu” tại Hoàng thành Thăng Long
 Mặt nạ, trống và những đồ chơi dân gian trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long.
“Vui Tết Trung thu” tại Hoàng thành Thăng Long
Các loại đèn Trung thu giới thiệu tại chương trình “Vui Tết Trung thu”

Nhận thức được tầm quan trọng của những giá trị văn hóa phi vật thể đó, mỗi dịp Trung thu hàng năm, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “Vui Tết Trung thu” để phục vụ các em thiếu nhi, nhân dân Thủ đô và du khách bốn phương. Chương trình Trung Thu 2023 với chủ đề “Đèn thu lung linh” được tổ chức góp phần tạo ra một sân chơi để các em nhỏ và du khách có thêm những trải nghiệm, hiểu thêm về lịch sử văn hóa.

Đến với chương trình, các em nhỏ và du khách sẽ được tham gia các hoạt động bổ ích và lý thú như tham quan không gian trưng bày các loại đèn trung thu cổ truyền dưới hình thức là các gian hàng trên phố cổ xưa.

“Vui Tết Trung thu” tại Hoàng thành Thăng Long
 Không gian trưng bày với chủ đề “Đèn thu lung linh”.
“Vui Tết Trung thu” tại Hoàng thành Thăng Long
 Khách tham quan không gian trưng bày.

Dựa trên các nguồn tư liệu quý của các nhà nghiên cứu nước ngoài như Henri Oger, Albert Kant; bảo tàng Quai Branly (Pháp), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã phối hợp với nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách cùng nghệ nhân các làng nghề chuyên làm đèn Trung thu xưa ở phố cổ (Hà Nội), Thanh Oai (Hà Nội), Báo Đáp (Nam Định), Đông Hồ (Bắc Ninh),... phục dựng các mẫu đèn cổ đã bị thất truyền từ những nguyên liệu truyền thống giấy dó, giấy nhiễu, giấy bóng kính, nan tre, mây, hồ dán. Nổi bật nhất là đèn cá chép hóa long, đèn cá chép trông trăng, đèn quả đào, quả lựu, đèn trống...

Bên cạnh đó còn có các gian hàng bày đồ chơi trung thu truyền thống như ông tiến sĩ giấy, ông đánh gậy trông trăng, mặt nạ giấy bồi, đầu sư tử, trống ếch... Đến tham quan khu trưng bày, các em sẽ hiểu biết thêm về những loại đồ chơi xưa, trân trọng văn hóa của dân tộc mình. Đối với các bậc ông bà cha mẹ, đó cũng là dịp được hồi ức trở về tuổi thơ của chính mình.

Chương trình còn có các hoạt động trải nghiệm tương tác bổ ích cho các em nhỏ như làm đèn Trung thu (đèn ông sao, đèn thỏ, đèn cù), làm bánh trung thu, tô vẽ mặt nạ giấy bồi, diều giấy và biểu diễn nghệ thuật múa sư tử đặc sắc.

Ông Phạm Kiềm quê ở Quảng Bình chia sẻ: Mặc dù đã 70 tuổi nhưng mỗi khi đến dịp Trung thu, tôi vẫn cố gắng ra miền Bắc để được tận mắt chứng kiến buổi triển lãm Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long. Đây là lần thứ ba tôi được đến đây tham dự chương trình, tôi thấy cả 3 lần triển lãm đều rất thú vị nhưng tôi thấy Trung thu năm nay được tổ chức quy mô lớn, nhiều hoạt động hướng đến văn hóa truyền thống.

Lần thứ hai ra Hà Nội tham dự chương trình, anh Lê Thanh Duy, 29 tuổi ở TP Hồ Chí Minh chia sẻ: Tôi thấy chương trình năm nay tổ chức đặc biệt hơn, du khách có cơ hội được cùng với học sinh đến tham quan và trải nghiệm các hoạt động và tham gia vào các trò chơi dân gian. Vì tôi dạy ở trường quốc tế có rất nhiều học sinh trong và ngoài nước nên hoạt động ngoại khóa ở đây là một cơ hội để các em mở rộng thêm sự hiểu biết về văn hóa Việt Nam, qua đó giúp các em hứng thú hơn với việc học tập của mình.

Đến với chương trình, du khách được trải nghiệm các hoạt động làm bánh dẻo, làm đèn ông sao, vẽ mặt nạ giấy bồi, tô tượng, tô mâm ngũ quả trung thu bằng gỗ, làm diều giấy, làm quạt...

Chương trình diễn ra từ nay đến ngày rằm Trung thu, riêng các ngày 23 và 24-9, chương trình có thêm các hoạt động vào buổi tối, đặc biệt là tour đêm “Đèn thu lung linh” của Hoàng thành Thăng Long sẽ diễn ra trong 3 tối từ 19 đến 21 giờ ngày 27 đến 29-9, với các hoạt động đặc sắc: Tham quan không gian trưng bày các loại đèn trung thu cổ truyền dưới hình thức là các gian hàng trên phố cổ xưa; thưởng thức nghệ thuật múa sư tử chào mừng.

Tin, ảnh: LÊ HUYỀN

Bài liên quan

Tin mới

Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời
Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời

Ngày 19-9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4

Trước diễn biến của bão số 4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống và ứng phó.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, ngày 18-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV bằng hình thức phát biểu ghi hình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp
Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ

Ngày 18-9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bị bão lũ.