WHO khuyến nghị mũi tiêm thứ tư nhắc lại cho người có nguy cơ cao
Nhóm Chuyên gia Tư vấn Chiến lược (SAGE) về tiêm chủng đã đưa ra khuyến nghị liên quan đến các mũi tiêm Vaccine Covid-19 nhắc lại, nói rằng, chỉ những nhóm người cụ thể mới cần tiêm mũi tăng cường thứ hai sau lần tiêm chủng đầu tiên và một liều nhắc lại và Vaccine Covid-19 mũi 4 nên được tiêm trước hết cho người cao tuổi và tất cả những người bị suy giảm miễn dịch.
Biến thể BA.2.75 xuất hiện ở Ấn Độ và lây lan tới nhiều quốc gia. Ảnh AFP.
Khi làn sóng “tái nhiễm” toàn cầu được kích hoạt bởi sự xuất hiện của biến thể Covid-19 BA.5, được coi là biến thể thế hệ thứ hai tồi tệ nhất - thì một biến thể phụ mới, BA.2.75, đã xuất hiện ở Ấn Độ và dường như vượt trội hơn BA.5. Mặc dù còn rất nhiều điều chưa biết về BA.2.75, nhưng các đột biến chính, cũng như tốc độ lây truyền đáng kinh ngạc và phạm vi địa lý của BA.2.75, đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia. Họ cho rằng, những đột biến này có thể là một mối nguy hiểm tiềm tàng. Nó tới dồn dập, và tất cả đang chay đua nước rút theo nó.
Phát biểu trong cuộc họp báo trực tuyến của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về vấn đề vaccine, chủ tịch SAGE Alejandro Cravioto cho biết, khuyến nghị của nhóm “không phải là khuyến nghị chung về việc tiêm vaccine cho tất cả người lớn sau lần tiêm nhắc lại đầu tiên”. WHO đã khuyến cáo rằng tất cả người lớn nên tiêm vaccine Covid-19 (hầu hết đều bao gồm 2 liều) và một mũi tiêm nhắc lại tiếp theo (mũi 3) từ 4 đến 6 tháng sau đó. Các báo cáo nghiên cứu gần đây nhất cho thấy, BA.5 cũng có khả năng thoát miễn dịch mạnh mẽ khỏi huyết thanh của những người bị nhiễm BA.1, có nghĩa là khả năng miễn dịch hiện tại trong quần thể có thể không có hiệu quả với BA.5.
Trong khi có thông tin cho rằng, BA.5 là biến thể tồi tệ nhất cho đến nay, thì biến thể phụ mới, BA.2.75, đã xuất hiện ở Ấn Độ và nhanh chóng lan rộng đến nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Mặc dù vẫn chưa chắc chắn về mức độ lây nhiễm, tỉ lệ nhập viện hoặc khả năng né miễn dịch, các chuyên gia vẫn gióng lên hồi chuông cảnh báo về độc lực của biến thể này. Liều tăng cường thứ hai (mũi 4) nên được tiêm trước hết cho người cao tuổi và tất cả những người bị suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai và những người mắc các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim, phổi và thận.
Ông Cravioto giải thích: “Khuyến nghị nhằm mục đích kiểm soát đại dịch và tỉ lệ tử vong trong các nhóm dân số có nguy cơ cao, nhưng không phải là khuyến nghị chung để tiêm chủng cho toàn bộ dân số sau lần tiêm nhắc lại đầu tiên vaccine Covid-19 mũi 3 như được mô tả trong hướng dẫn”.
Điều quan trọng nhất là phải giám sát, theo dõi hiệu quả biến thể này và điều tra sự phát triển của nó càng sớm càng tốt. Đồng thời, những thay đổi di truyền phức tạp hơn cũng có thể xuất hiện trong quá trình tiến hóa tiếp theo của virus. Bên cạnh đó, ý thức phòng dịch cộng đồng cũng cần phải được nâng cao, duy trì như một thói quen.
Linh Tuệ
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.