• Click để copy

Xã Hữu Bằng làm giàu từ nghề mộc truyền thống

Nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 25km, Hữu Bằng được biết đến là làng nghề mộc truyền thống ở huyện Thạch Thất chuyên sản xuất đồ nội thất gia đình và văn phòng.

Trước kia, Hữu Bằng là một làng nghề dệt may truyền thống có tiếng, nhưng trong những năm gần đây, các hoạt động sản xuất nội thất và buôn bán sản phẩm gỗ vô cùng nhộn nhịp và phát triển. Điều này đã góp phần đưa xã Hữu Bằng trở thành một trong những làng nghề sản xuất đồ gỗ gia dụng sầm uất bậc nhất khu vực.

Xã Hữu Bằng làm giàu từ nghề mộc truyền thống
 

Các sản phẩm đồ gỗ được sản xuất và kinh doanh ở làng nghề mộc truyền thống Hữu Bằng.

Khác với các làng nghề mộc truyền thống nổi tiếng như làng nghề Vạn Điểm (huyện Thường Tín, Hà Nội, làng nghề Liên Hà (huyện Đông Anh, Hà Nội) … chuyên sản xuất các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp được chạm khắc tinh xảo, làng nghề mộc Hữu Bằng hướng tới tầng lớp người tiêu dùng có thu nhập ở mức trung bình với các sản phẩm thông dụng trong gia đình và văn phòng như: Giường, tủ, kệ, bàn ghế làm từ gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp, đệm mút xốp bọc da, nỉ (sofa)… 

Các sản phẩm ở đây vừa đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, giá cả hợp lý lại đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, quy trình sản xuất đơn giản không yêu cầu tay nghề cao nên đã thu hút lao động ở nhiều tầng lớp và lứa tuổi khác nhau. Nhờ phát huy được nguồn nhân lực tại chỗ và các địa phương lân cận, hằng năm làng nghề đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, vừa góp phần tăng thu nhập cho các hộ gia đình, vừa thúc đẩy nền kinh tế làng nghề phát triển bền vững. 

Chị Nguyễn Hằng Nga, 30 tuổi, chủ một xưởng sản xuất đồ gỗ nội thất tại xã cho biết, thu nhập bình quân của gia đình là hơn 2 tỷ đồng mỗi năm. Ngoài ra, gia đình chị còn tạo việc làm cho khoảng 20 lao động với mức lương trung bình là 10 triệu đồng/người/tháng. 

Theo chị Nga, xu hướng của người tiêu dùng ngày nay đã thay đổi rất nhiều. Nếu như trước kia, ưu tiên hàng đầu của khách hàng khi mua hàng là giá cả sản phẩm thì giờ đây họ quan tâm hơn đến chất lượng, tính đa dụng, tính bền vững và thiết kế của sản phẩm. Vì thế, gia đình chị Nga nói riêng và các chủ xưởng khác trong xã nói chung không những tập trung tạo ra số lượng sản phẩm mà còn liên tục cập nhật và sáng tạo ra nhiều mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. 

Đối tượng khách hàng của xưởng nhà chị Nga cũng như nhiều gia đình trong xã giờ đây không chỉ thuộc phân khúc thị trường bình dân mà còn hướng tới tầng lớp người tiêu dùng có thu nhập cao trong nước.

Các loại gỗ được sử dụng để sản xuất tại làng nghề Hữu Bằng gồm nhiều chủng loại, từ gỗ rừng trồng nhập khẩu (lim, gõ đỏ, hương, trắc, cẩm, xoan đào), gỗ rừng trồng trong nước (keo, quế, mỡ, trẩu) đến gỗ rừng tự nhiên nhập khẩu (tần bì, dẻ gai, sồi) và ván công nghiệp. Chính sự đa dạng về nguồn gỗ tự nhiên và sự thích ứng linh hoạt của các hộ gia đình đã giúp xã Hữu Bằng phát triển nghề mộc mạnh mẽ hơn trong thời gian qua. Nhờ vậy mà, năm 2001, làng nghề chính thức được UBND thành phố Hà Nội công nhận là làng nghề truyền thống.

Nắm bắt xu hướng tiêu dùng hiện tại, nhiều chủ xưởng trẻ đã tích cực tìm tòi, học hỏi và mạnh dạn thay đổi, đầu tư máy móc và thiết bị tân tiến để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt và mẫu mã hiện đại, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước. Không chỉ bán hàng tại xưởng cho khách lẻ hay đổ hàng cho các mối buôn tới làng nghề, họ còn chủ động tìm đầu ra, nhận làm các công trình và mở thêm các cửa hàng ở những thành phố khác để tiêu thụ sản phẩm làm ra. Nhiều xưởng sản xuất ở xã Hữu Bằng là nơi phân phối chính cho các cửa hàng đồ gỗ nội thất ở phố Đê La Thành, Minh Khai, Lê Duẩn (Hà Nội) và nhiều tỉnh, thành phố khác trên cả nước. 

Xã Hữu Bằng làm giàu từ nghề mộc truyền thống
 Sản phẩm được đóng gói cẩn thận trước khi đưa đến khách hàng.

Cũng theo chị Nga chia sẻ, hiện nay thị trường nội thất rất đa dạng và phong phú, dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các xưởng sản xuất. Điều này giúp cho khách hàng có nhiều sự chọn lựa hơn, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu đối với các nhà xưởng phải tự làm mới mình, sáng tạo hơn trong kinh doanh.

Khi thị trường có sự cạnh tranh cao thì các chủ xưởng cũng cần phải thay đổi để phát triển có chiều sâu hơn. Bên cạnh đó, cần phải chú trọng vào việc nâng cao tay nghề của đội ngũ thiết kế và thợ sản xuất; tối ưu quy trình sản xuất từ thiết kế đến nguyên vật liệu sao cho vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm vừa tối ưu hóa chi phí. Trong tương lai, các nhà xưởng đang nhắm đến việc sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường nhằm hạn chế sự ô nhiễm và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đây cũng là xu thế mới hướng tới sự phát triển bền vững”, chị Nga thông tin.

Theo thời gian, thị trường ngày càng đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn nhất là trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa, hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới. Các thế hệ trên mảnh đất Hữu Bằng vẫn đang nỗ lực ngày đêm để giữ lửa nghề truyền thống, áp dụng các phương pháp mới để nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần khẳng định “cái chất” riêng của thương hiệu làng nghề mộc Hữu Bằng.

Bài và ảnh: QUỲNH OANH

Tin mới

Đánh bom tại một nhà ga ở Pakistan, ít nhất 13 người thiệt mạng
Đánh bom tại một nhà ga ở Pakistan, ít nhất 13 người thiệt mạng

Ít nhất 13 người thiệt mạng và 25 người bị thương trong vụ đánh bom xảy ra vào sáng 9-11 tại một nhà ga tàu hỏa ở thủ phủ Quetta, tỉnh Balochistan, Tây Nam Pakistan.

Campuchia kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập
Campuchia kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập

Sáng 9-11, Lễ kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập Vương quốc Campuchia (9-11-1953 / 9-11-2024) và kỷ niệm 71 năm thành lập Quân đội Hoàng gia Campuchia được tổ chức long trọng tại Đài Độc lập ở thủ đô Phnom Penh.

Houthi tuyên bố bắn hạ “Quái điểu” MQ-9 Reaper thứ 12
Houthi tuyên bố bắn hạ “Quái điểu” MQ-9 Reaper thứ 12

Tân Hoa xã ngày 9-11 dẫn tuyên bố của lực lượng Houthi ở Yemen cho biết vừa bắn hạ thêm máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper với biệt danh “Quái điểu” do Mỹ sản xuất.

Bão số 7, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 14
Bão số 7, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 14

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 10 giờ (9-11), vị trí tâm bão khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 415km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/giờ), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15km/giờ.

Khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" tại tỉnh Điện Biên
Khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" tại tỉnh Điện Biên

Ngày 9-11, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Chi nhánh Điện Biên phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Bệnh viện E và Sở Y tế tỉnh Điện Biên khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" năm 2024 tại Điện Biên.

Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị lên đường đi thăm quân và dân vùng biển Tây Nam
Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị lên đường đi thăm quân và dân vùng biển Tây Nam

Sáng 9-11, tại cảng Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân, đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị đi thăm cán bộ, chiến sĩ Vùng 2, Vùng 5 Hải quân, nhân dân và các lực lượng trên các đảo thuộc vùng biển Tây Nam và Nhà giàn DK1/10 năm 2024 chính thức rời cảng lên đường.