• Click để copy

Xây dựng cơ chế xác định nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa sản xuất tại Việt Nam để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

Nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa Việt Nam, giúp xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam một cách minh bạch, có căn cứ, phù hợp pháp luật hiện hành. Đồng thời, tạo điều kiện cho môi trường kinh doanh trở nên minh bạch hơn, tăng cường trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc tiêu thụ hàng hóa trong nước, Bộ Công Thương chính thức hoàn thiện dự thảo Thông tư quy định cách xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam và đang lấy ý kiến các đơn vị liên quan trước khi ban hành.

Việc thiếu vắng quy định về bộ tiêu chí để xác định xuất xứ hàng hoá cũng gây khó khăn cho chính các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, xác định nguồn gốc. Ảnh: THViệc thiếu vắng quy định về bộ tiêu chí để xác định xuất xứ hàng hoá cũng gây khó khăn cho chính các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, xác định nguồn gốc. Ảnh: TH

Khó khăn trong xác định nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, thực tiễn cho thấy, hiện nay nhiều doanh nghiệp gặp lúng túng và khó khăn trong xác định nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa phục vụ mục đích ghi nhãn hàng hoá theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và Nghị định số 111/2021/NĐ-CP hoặc khi có yêu cầu kiểm tra, chứng minh xuất xứ hàng hóa của các cơ quan quản lý nhà nước. Về phía Bộ Công Thương đã nhận được nhiều câu hỏi của doanh nghiệp sản xuất trong nước (như Cổ phần KAROFI Việt Nam, Công ty TNHH Enplas Việt Nam, Công ty Cổ phần Kooda Việt Nam, Công ty Ajinomoto Việt Nam, Tập đoàn Hòa Phát, Tập đoàn Tôn Hoa Sen, Công ty TNHH Khoáng sản Transcend Việt Nam… ) và các Hiệp hội ngành hàng (như Hiệp hội Sữa Việt Nam, Hiệp hội Cơ khí Việt Nam, Hội Thương mại Đài Loan tại Đà Nẵng…) đề nghị hướng dẫn xác định xuất xứ cho hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa sản xuất và lưu thông trong nước.

Tuy nhiên, các quy định về quy tắc xuất xứ hiện nay chỉ áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhằm mục đích hưởng ưu đãi thuế quan hoặc đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu. Hơn nữa, việc thiếu vắng quy định về bộ tiêu chí để xác định xuất xứ hàng hoá cũng gây khó khăn cho chính các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, xác định nguồn gốc cũng như việc tuân thủ quy định của các thương nhân.

Từ đó, đòi hỏi cần hoàn thiện quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa Việt Nam, giúp xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam một cách minh bạch, có căn cứ, phù hợp pháp luật hiện hành. Tạo điều kiện cho môi trường kinh doanh trở nên minh bạch hơn, tăng cường trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc tiêu thụ hàng hóa trong nước.

Thêm công cụ bảo hộ sở hữu trí tuệ, bảo hộ sản xuất và thương hiệu trong nước

Theo đánh giá của Bộ Công Thương nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, năm 2017 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 9/12/2021 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 43 về nhãn hàng hóa. Theo quy định của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và Nghị định số 111/2021/NĐ-CP, mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam hoặc nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam đều phải ghi nhãn cho hàng hóa, trừ một số trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 1 của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định nhãn hàng hóa phải thể hiện một số nội dung bắt buộc, bao gồm: tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa và các nội dung khác tùy theo theo tính chất của mỗi loại hàng hóa. Riêng về xuất xứ hàng hóa, Điều 15 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Nghị định số 111/2021/NĐ-CP yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa của mình bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam hoặc các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Quy định về ghi nhãn hàng hóa đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo người tiêu dùng và các doanh nghiệp, góp phần vào việc xây dựng và duy trì một môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, bảo đảm các quyền cơ bản của người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực là tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, nguyên tắc tự xác định và tự chịu trách nhiệm về ghi nước xuất xứ trên nhãn hàng hóa cũng đã làm phát sinh một số bất cập. Cho tới nay, Việt Nam đã ban hành nhiều quy định về xuất xứ hàng hóa, trong đó có việc như thế nào thì một sản phẩm được coi là có xuất xứ Việt Nam.

Tuy nhiên, các quy định này mới chỉ áp dụng cho hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu, giúp hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu theo cam kết tại các hiệp định thương mại tự do hoặc phục vụ các mục tiêu khác của quản lý ngoại thương. Với hàng hóa sản xuất, bao gồm cả sản xuất từ đầu vào nhập khẩu, và sau đó lưu thông trong nước, hiện chưa có quy định cách xác định như thế nào là hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam.

Việc thiếu vắng các quy định về việc như thế nào thì một sản phẩm được coi là "Sản xuất tại Việt Nam" đã khiến nhiều tổ chức, cá nhân lúng túng khi muốn ghi chính xác nước xuất xứ trên nhãn sản phẩm theo quy định của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Ở chiều ngược lại, một số mặt hàng dù chỉ trải qua các công đoạn gia công, lắp ráp, chế biến đơn giản tại Việt Nam nhưng cũng gắn 4 nhãn "Sản xuất tại Việt Nam" khiến người tiêu dùng thắc mắc, thậm chí bức xúc nhưng các cơ quan chức năng lại không có căn cứ để phân xử. 

Do vậy, với việc ban hành Thông tư quy định cách xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam nhằm hướng dẫn, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong việc xác định và thể hiện xuất xứ hàng hóa theo quy định của pháp luật liên quan, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế mới, vừa tuân thủ quy định của pháp luật. Về lâu dài, quy định này cũng có thể được sử dụng như một công cụ bảo hộ sở hữu trí tuệ, bảo hộ sản xuất và thương hiệu trong nước, tương tự như các nước phát triển khác.

T.Hằng

Bài liên quan

Tin mới

Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân
Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ chiều 19-9 trên địa bàn huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có mưa vừa, mưa to đến rất to gây chia cắt các ngầm tràn trên các tuyến quốc lộ, đường liên xã, đường nội thôn ở một số địa phương. Đặc biệt, tại một số khu vực thuộc huyện Hướng Hóa có nguy cơ sạt lở núi gây ảnh hưởng đến tính mạng, đời sống nhân dân.

Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4
Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4

Do ảnh hưởng của bão số 4, đến 5 giờ sáng 20-9, các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã tổ chức sơ tán 874 hộ với 3.059 người ra khỏi vùng có nguy cơ cao do sạt lở.

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 269/KH-UBND về việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh tháng 9 và quý IV/2024.

Lào Cai: Hoàn thành 25 căn nhà tạm cho bà con trong thôn Làng Nủ vào ngày 21-9
Lào Cai: Hoàn thành 25 căn nhà tạm cho bà con trong thôn Làng Nủ vào ngày 21-9

Ngày 20-9, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bảo Yên Đặng Văn Mạnh cho biết, nếu thời tiết thuận lợi, ngày 21-9 sẽ chuyển 25 hộ dân trong thôn Làng Nủ đã mất nhà do mưa lũ và các hộ đang trong diện nguy cơ sạt cao sang khu nhà tạm, nhằm đảm bảo an toàn.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội 8 tháng đầu năm tăng hơn 13%
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội 8 tháng đầu năm tăng hơn 13%

Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, trong 8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Thành phố ước tính đạt 12,4 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023.