• Click để copy

Xếp hạng 21 di tích tại Hà Nội: Ba Vì chiếm số lượng nhiều nhất

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2618/QĐ-UBND ngày 24-5-2025 về việc xếp hạng 21 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố. Đây là bước cụ thể hóa công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể, gắn với phát triển du lịch và giáo dục truyền thống.

Theo quyết định trên, các di tích được xếp hạng trải rộng trên địa bàn 8 quận, huyện với nhiều công trình có giá trị về lịch sử, kiến trúc nghệ thuật như: Đình Tân Tiến (Hà Đông), chùa Cảnh Linh (Hà Đông), đình Đông Lao (Hoài Đức), đình Sen Trì (Thạch Thất), đình Giáp Ba (Phú Xuyên), chùa Khả Liễu (Phú Xuyên), chùa Thuận An (Ba Vì), đình Vân Hồng (Ba Vì)…

Huyện Ba Vì chiếm số lượng nhiều nhất trong đợt xếp hạng lần này với 10 di tích, phản ánh rõ nét chiều sâu văn hóa của vùng đất cửa ngõ phía Tây Thủ đô, nơi có nhiều làng cổ, đền, chùa linh thiêng và di sản văn hóa dân gian phong phú.

Các huyện ngoại thành khác như Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thanh Oai cũng góp mặt nhiều di tích dòng họ, đình làng, chùa cổ gắn liền với tiến trình định cư lâu đời của cư dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

Xếp hạng 21 di tích tại Hà Nội: Ba Vì chiếm số lượng nhiều nhất
Di tích lịch sử văn hóa đình Sen Trì, xã Bình Yên, huyện Thạch Thất. Ảnh: NGUYỄN QUANG KHẢI

Ngay sau khi xếp hạng, UBND các quận, huyện nơi có di tích được xếp hạng có trách nhiệm công khai khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích; tổ chức lập, triển khai hồ sơ cắm mốc giới bảo vệ di tích theo đúng quy định. Đồng thời, UBND các xã, phường, thị trấn có di tích chịu trách nhiệm thành lập Ban quản lý di tích, tổ chức bảo vệ hiện trạng, không gian, hiện vật gốc của di tích và quản lý nguồn thu từ hoạt động di tích theo đúng quy chế hiện hành.

UBND thành phố cũng yêu cầu nghiêm cấm các hoạt động xây dựng, khai thác trong khu vực di tích đã được khoanh vùng bảo vệ. Trường hợp đặc biệt có nhu cầu sử dụng đất, xây dựng trong khu vực này phải được sự chấp thuận của UBND thành phố.

Việc xếp hạng các di tích lần này góp phần hiện thực hóa Quy hoạch bảo tồn di tích giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 của thành phố Hà Nội.

Theo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, tính đến đầu năm 2025, toàn thành phố có hơn 5.900 di tích, trong đó gần 2.400 di tích đã được xếp hạng các cấp, gồm hơn 1.800 di tích cấp thành phố và hơn 1.100 di tích cấp quốc gia, trong đó có 5 di tích quốc gia đặc biệt.

Cùng với hệ thống di tích đồ sộ, Hà Nội cũng là địa phương đi đầu trong cả nước về công tác trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di sản. Trong những năm qua, thành phố đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng từ ngân sách và huy động xã hội hóa để tu bổ hàng trăm di tích xuống cấp, tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển du lịch văn hóa, giáo dục truyền thống và xây dựng bản sắc văn hóa Thủ đô ngàn năm văn hiến.

TẠ TUẤN

Tin mới

Thực trạng gian lận và trốn thuế đang diễn biến ngày càng tinh vi và phức tạp
Thực trạng gian lận và trốn thuế đang diễn biến ngày càng tinh vi và phức tạp

Theo báo cáo của Bộ Tài chính: Thực trạng gian lận và trốn thuế đang diễn biến ngày càng tinh vi và phức tạp. Các hành vi vi phạm không chỉ dừng lại ở việc kê khai sai lệch, giấu doanh thu hay lập hóa đơn khống đơn thuần, mà đã phát triển thành các thủ đoạn có tổ chức với quy mô lớn, liên quan đến nhiều chủ thể và địa bàn khác nhau.

Cơ cấu lại mô hình hoạt động để mở ra không gian mới cho VNPT
Cơ cấu lại mô hình hoạt động để mở ra không gian mới cho VNPT

Sau Nghị quyết số 186/NQ-CP của Chính phủ, mới đây, tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN, Phó thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT. Đây là một trong các động thái đầu tiên trong chiến lược cơ cấu lại mô hình hoạt động mà VNPT đang thực hiện.

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước: Đột phá để nâng cao vai trò quản lý nhà nước
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước: Đột phá để nâng cao vai trò quản lý nhà nước

Nhiệm kỳ 2025 - 2030, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước thực hiện những giải pháp có tính sáng tạo, đột phá nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nước.

Cơ động: Kiểm tra, tạm giữ gần 4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Cơ động: Kiểm tra, tạm giữ gần 4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Đội Quản lý thị trường số 6 cùng các cơ quan phối hợp đã tiến hành khám phương tiện vận tải BKS 15C-431.34, phát hiện gần 4.000 kg chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Đề phòng thời tiết nguy hiểm từ nay đến cuối năm: Bão, mưa lớn diện rộng
Đề phòng thời tiết nguy hiểm từ nay đến cuối năm: Bão, mưa lớn diện rộng

Theo nhận định mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Cục Khí tượng thủy văn), từ nay đến cuối năm 2025, dự báo có khoảng 3 - 4 cơn bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào đất liền; trên phạm vi cả nước tiếp tục xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, sét, mưa đá.

Áp thấp nhiệt đới khả năng sẽ mạnh lên thành bão và đi vào Biển Đông vào cuối tuần này
Áp thấp nhiệt đới khả năng sẽ mạnh lên thành bão và đi vào Biển Đông vào cuối tuần này

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 16-7, một vùng áp thấp trên khu vực phía Đông của Philippines đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.