Xôi ngũ sắc - mê đắm hồn Tây Bắc
Ngược lên Tây Bắc, cảm nhận hương vị của xôi ngũ sắc hòa quyện trong hương gió, khói xôi ngũ sắc bốc lên quyện vào sương sớm thật quyến rũ.
Nếm thử xôi ngũ sắc, tôi trộm nghĩ, người Tây Bắc quả thực đã thu lại hết thảy những vẻ đẹp của hương sắc đất trời để truyền cảm hứng cho món ăn đặc biệt này.
Xôi ngũ sắc là món ăn truyền thống không thể thiếu trong các dịp lễ của người dân ở vùng Tây Bắc. Sở dĩ có tên gọi xôi ngũ sắc là bởi xôi có 5 màu chủ đạo gồm: Trắng, tím, xanh, vàng và đỏ. Theo quan niệm của người dân nơi đây, hình ảnh xôi ngũ sắc mang nhiều ý nghĩa khác nhau, nhưng tất cả đều tượng trưng cho những điều may mắn, tốt lành.
Thưởng thức xôi ngũ sắc tại Lào Cai. |
Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc gồm có gạo nếp thơm, dẻo, các hạt gạo nguyên chất, không trộn lẫn với gạo tẻ. Vùng núi rừng Tây Bắc vốn có nhiều khe núi với mạch nước ngầm sạch, trong lành, là nguồn nước tinh khiết dùng trong công đoạn đồ để xôi có mùi thơm và ngon hơn. Đồ xôi là công đoạn đầu tiên và cũng được coi là khâu quan trọng hơn cả bởi yêu cầu về sự khéo léo, cẩn thận khi thực hiện.
Nói về cách đồ xôi sao cho vừa dẻo vừa đẹp mắt, chị Vàng Thị Hợi (xã Na Hối, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) chia sẻ: “Để xôi ngũ sắc lên màu đẹp mắt thì phải cho gạo có màu nhuộm dễ phai xuống cuối chõ đồ, kế đến là các màu còn lại, màu trắng trên cùng. Lượng nước cho vừa phải, cùng với đó là khi thấy chõ xôi bốc hết hơi thì bỏ ra khỏi bếp để tránh việc xôi bị nát. Xôi muốn thơm ngon phải chọn nếp tốt, ngâm gạo nếp trong nước sạch từ 6 đến 8 tiếng đồng hồ”.
Đối với người dân vùng cao, xôi ngũ sắc tượng trưng cho ngũ hành: Trắng là màu của hành kim, xanh là màu của hành mộc, tím đen là màu của hành thủy, đỏ là màu của hành hỏa, vàng là màu của hành thổ. Họ quan niệm sự tồn tại của yếu tố này làm nên sự tươi tốt của thiên-địa-nhân.
Ngoài việc thể hiện ngũ hành, xôi ngũ sắc còn có ý nghĩa thể hiện khát vọng yêu thương. Ví dụ như xôi màu đỏ sẽ tượng trưng cho khát vọng sống và những ước mơ về tương lai tươi sáng; xôi màu tím tượng trưng cho màu của đất đai trù phú; xôi màu vàng tượng trưng cho sự no ấm và phồn thịnh; xôi màu xanh tượng trưng cho màu của núi rừng Tây Bắc; xôi màu trắng tượng trưng cho tình yêu trong trắng, thủy chung...
Chia sẻ về công đoạn nhuộm màu xôi rất cầu kỳ, chị Lò Thị Thanh (bản Cát Cát, xã Hoàng Liên, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) cho biết: “Thông thường, xôi màu đỏ sẽ được làm từ quả gấc. Màu xanh được lấy từ lá gừng hoặc lá dứa. Màu vàng là từ màu của củ nghệ già giã lấy nước. Màu tím của xôi lấy từ lá cơm đen hoặc lá của cây cau. Cuối cùng, màu trắng là màu của xôi tự nhiên, không cần thêm bất kỳ loại lá nào”.
Để thưởng thức món ăn đặc sản này, du khách có thể tìm mua tại các khu chợ phiên của đồng bào dân tộc vùng cao. Một trong những chợ phiên bán nhiều loại xôi này phải kể đến chợ phiên Bắc Hà. Đến chợ phiên, du khách dễ dàng tìm được món xôi ngũ sắc dẻo, thơm được gói trong những lớp lá chuối hơ qua lửa hoặc lá dong xanh mướt tại khu ẩm thực của chợ. Xôi ngũ sắc không cần đồ ăn kèm, chỉ cần ăn với một chút muối vừng là đủ làm du khách xao lòng.
Rời mảnh đất vùng cao, trong lòng tôi không khỏi vấn vương mùi thơm của lúa, mùi hương của xôi và nụ cười của những cô gái dân tộc mến khách. Nếu bạn muốn tìm một chốn yên bình, hãy ghé tới đây, thưởng thức món xôi ngũ sắc với vị dẻo, thơm của gạo nếp nương và cảm nhận nhịp sống dung dị của người dân vùng cao.
Bài và ảnh: BẢO ANH
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.