Xử lý vi phạm về an toàn, vệ sinh thực phẩm
Với khoảng 8,5 triệu người, Hà Nội là một trong những địa phương đông dân nhất cả nước, lượng tiêu thụ lương thực, thực phẩm theo đó cũng rất lớn. Vì vậy, các cơ quan quản lý cần tăng cường biện pháp kiểm soát, bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm, từ đó góp phần hiệu quả vào công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho người dân Thủ đô.
Những năm vừa qua, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) luôn được lãnh đạo TP Hà Nội quan tâm, chỉ đạo sát sao. Sở Y tế TP Hà Nội là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo công tác ATTP thành phố cùng các cấp, các ngành liên tục đẩy mạnh công tác truyền thông, tập huấn về bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm.
Công tác thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm được tiến hành đồng loạt, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, hạn chế tối đa chồng chéo, xử lý nghiêm các vi phạm về vệ sinh thực phẩm và kịp thời công bố trên các hệ thống thông tin đại chúng.
![]() |
Đoàn liên ngành về an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội kiểm tra các cơ sở kinh doanh. Ảnh: THU TRANG |
Tuy nhiên, thực tế trên địa bàn TP Hà Nội vẫn còn tồn tại khá nhiều hành vi vi phạm về ATTP. Trong năm 2023, toàn thành phố đã tổ chức thanh tra, kiểm tra 86.689 cơ sở, xử phạt vi phạm 10.750 cơ sở, tổng số tiền xử phạt hơn 17 tỷ đồng. Trong 9 tháng năm 2024, cơ quan chức năng đã kiểm tra 67.302 cơ sở, xử lý vi phạm 8.114 cơ sở với tổng số tiền xử phạt hơn 13 tỷ đồng.
Hiện nay, một số hành vi vi phạm có tỷ lệ xử phạt cao, trong đó, vi phạm quy định về điều kiện chung bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chiếm 20,95% tổng số vụ việc bị xử phạt vi phạm hành chính.
Bên cạnh đó, vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm ATTP trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng tin kinh doanh ăn uống, bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng; cửa hàng ăn uống, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín và các loại hình khác thực hiện việc chế biến, cung cấp thực phẩm chiếm trung bình khoảng 30%/năm, có năm lên tới trên 38% tổng số vụ việc bị xử lý.
Nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực ATTP, HĐND TP Hà Nội đã ban hành nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP trên địa bàn thành phố. Mức tiền phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại nghị quyết này bằng hai lần mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính tương ứng tại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP.
Theo đó, vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm ATTP trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng tin kinh doanh ăn uống, bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; cửa hàng ăn uống, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín và các loại hình khác thực hiện việc chế biến, cung cấp thực phẩm có mức phạt cao nhất đến 30 triệu đồng.
Theo Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà, việc xây dựng cơ chế, chính sách riêng, đặc thù theo quy định của Luật Thủ đô 2024 để bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong lĩnh vực ATTP tạo sự răn đe, góp phần hạn chế phát sinh những vi phạm về vệ sinh thực phẩm trên địa bàn các quận, huyện, thị xã của thành phố.
THÙY TRANG
Tin mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.
Nghệ An: Xử phạt hộ kinh doanh về hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu
Ngày 15/5/2025, Đội QLTT số 5, Cục QLTT tỉnh Nghệ An xử phạt hành chính đối với Hộ kinh doanh NTN có địa chỉ tại xã Giang Sơn Tây, huyện Đô Lương với số tiền 6 triệu đồng đối với hành vi Buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu.
Chi cục QLTT tỉnh Lào Cai xử lý 54 vụ việc vi phạm trong “Thánh hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025”
Thực hiện công văn số 380/TTTN-NV ngày 15/4/2025 của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” và công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm năm 2025; Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 28/3/2025 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” tỉnh Lào Cai năm 2025; Kế hoạch số 22/KH-SCT ngày 08/4/2025 của Sở Công Thương tỉnh Lào Cai về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” ngành Công Thương năm 2025. Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lào Cai đã xây dựng Kế hoạch chuyên đề triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, với mục tiêu: