Ý kiến trái chiều về dự án trùng tu kim tự tháp Ai Cập
The National News cho biết, dự án khôi phục hình dáng ban đầu của Menkaure-kim tự tháp nhỏ nhất trong bộ 3 kim tự tháp lớn ở Giza, Ai Cập - do Bộ Du lịch và Khảo cổ nước này tiến hành đang vấp phải nhiều tranh cãi.
Cụ thể, Bộ Du lịch và Khảo cổ Ai Cập triển khai chương trình hợp tác cùng các chuyên gia khảo cổ Nhật Bản nhằm tôn tạo lớp vỏ đá granite của kim tự tháp Menkaure nhỏ nhất trong bộ 3 kim tự tháp lớn ở Giza là Khufu, Khafre và Menkaure. Dự án kéo dài 3 năm, gồm các công đoạn nghiên cứu, đo đạc, quét laser và cuối cùng là thi công lớp vỏ đá.
Theo Bộ Du lịch và Khảo cổ Ai Cập, kim tự tháp Menkaure có niên đại khoảng 4.500 năm trước, là lăng mộ của pharaoh Menkaure trị vì vương triều thứ tư của Ai Cập cổ đại. Kim tự tháp cao 61m, ban đầu cao hơn 65m, với 16 tầng đá mặt ngoài là đá granite đỏ, trong đó 7 tầng dưới cùng còn nguyên vẹn. Các tầng trên ốp đá vôi trắng.
![]() |
Công nhân chuyển đá đến khu vực dưới chân kim tự tháp Menkaure. Ảnh: The National News |
Trong một video đăng trên trang Facebook cá nhân của ông Mostafa Waziri, người đứng đầu Hội đồng khảo cổ tối cao Ai Cập, các công nhân đang chuyển những khối đá granite lớn đến khu vực dưới chân kim tự tháp Menkaure. Tuy nhiên, nhiều người thể hiện sự không đồng tình và còn để lại những bình luận mỉa mai như: “Sao họ không dùng giấy dán tường?” hay “Bao giờ thì dự án nắn thẳng tháp nghiêng Pisa ở Italy được triển khai?”...
Theo The National News, nhà Ai Cập học Monica Hanna khẳng định tất cả các nguyên tắc quốc tế về cải tạo di sản đều cấm sự can thiệp như vậy. Trong khi đó, nhiều chuyên gia phục hồi và bảo tồn di sản Ai Cập khuyến nghị chính quyền cần đánh giá kỹ càng trước khi tiến hành dự án. Đáp lại, Bộ Du lịch và Khảo cổ Ai Cập cho biết đã thành lập một ủy ban chuyên trách gồm các chuyên gia trong và ngoài nước để tiến hành xem xét lại dự án một cách tổng thể.
Lâu nay, công tác bảo tồn di sản ở Ai Cập là vấn đề gây ý kiến trái chiều, thậm chí tranh cãi gay gắt. Nước này gần đây mở cuộc điều tra sau khi một nhà thầu cải tạo sơn màu trắng trên trần nhà chạm khắc công phu của nhà thờ Hồi giáo Abu al-Abbas al-Mursi, được xây dựng từ thế kỷ 13 ở thành phố lớn thứ hai Alexandria, nằm bên bờ biển Địa Trung Hải.
NGÂN ANH
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.