16.400 tỷ đồng được giải ngân phục hồi phát triển kinh tế - xã hội
Tính đến hết tháng 3-2023, Ngân hàng Chính sách xã hội (VBSP) đã giải ngân được 16.400 tỷ đồng cho hơn 332.000 lượt khách hàng vay vốn nhằm phục hồi phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.
Trong đó, chương trình cho vay học sinh sinh viên mua máy tính và thiết bị học tập trực tuyến đạt 821 tỷ đồng để mua hơn 86.000 máy vi tính và thiết bị phục vụ học tập trực tuyến; chương trình cho vay nhà ở xã hội đạt 4.381 tỷ đồng, hỗ trợ mua và xây dựng cho hơn 12.200 căn nhà; chương trình cho vay hỗ trợ việc làm đạt 10.000 tỷ đồng, với hơn 211.000 khách hàng được vay vốn tạo việc làm; chương trình cho vay các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập đạt 188 tỷ đồng, cho gần 2.600 cơ sở giáo dục được vay vốn.
Về hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đã giải ngân số vốn vay các chương trình tín dụng chính sách đạt gần 114.000 tỷ đồng, cho trên 2.704.000 khách hàng; thực hiện hỗ trợ lãi suất với tổng số tiền là 1.347 tỷ đồng, trong đó số tiền đã cấp hỗ trợ lãi suất năm 2022 là 878 tỷ đồng, số tiền hỗ trợ lãi suất 3 tháng đầu năm 2023 là 469 tỷ đồng.
Một buổi giao dịch cho vay tại điểm giao dịch xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai (Cần Thơ)/ Ảnh tư liệu/TTXVN. |
Trước đó, tại Hội nghị trực tuyến giải ngân vốn tín dụng chính sách xã hội giai đoạn 2022 - 2023 thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết 11 trong năm 2023, ông Dương Quyết Thắng, Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp tiếp tục quan tâm chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội nói chung, thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư và Quyết định số 1630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trọng tâm tăng cường huy động các nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội.
Các đơn vị trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội tập trung tổ chức, triển khai cho vay đảm bảo hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng thụ hưởng, công khai, minh bạch, giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác dễ dàng tiếp cận chính sách, đảm bảo tính khả thi của chính sách, sử dụng hiệu quả nguồn lực của Nhà nước; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ chương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Đồng thời, tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành có liên quan tham mưu, đề xuất Chính phủ bố trí nguồn vốn để thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP cho giai đoạn 2024 - 2025 và thường xuyên rà soát, báo cáo Chính phủ để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Tính đến 31-3-2023, 4 tổ chức chính trị - xã hội đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai các chương trình tín dụng chính sách với dư nợ ủy thác đạt trên 290 nghìn tỷ đồng, chiếm 99,45%/tổng dư nợ. Trong đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ chiếm 38,3%; Hội Nông dân chiếm 30%; Hội Cựu chiến binh chiếm 17,1% và Đoàn Thanh niên chiếm 14,6%.
Hoạt động ủy thác thông qua các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục được duy trì ổn định, triển khai thực hiện tốt thông qua 10.437 điểm giao dịch xã, với 168.551 tổ tiết kiệm và vay vốn, đảm bảo an toàn, hiệu quả, kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Theo TTXVN
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.