• Click để copy

4 chàng sinh viên Cơ khí với tình yêu mô phỏng số

Sau hơn 3 năm nỗ lực nghiên cứu, 4 chàng sinh viên Trường Cơ khí, Đại học Bách khoa Hà Nội đã đạt giải Nhất Giải thưởng Khoa học và Công nghệ dành cho sinh viên trong các cơ sở Giáo dục Đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2022.

TLS lab (viết tắt của laboratory of True Love in Simulation-phòng thí nghiệm nơi bắt đầu tình yêu) là nơi thầy giáo Ngô Ích Long với 4 chàng sinh viên Nguyễn Minh Đức, Đào Văn Nam, Vũ Văn Tuyển và Đặng Đình Tài thể hiện tình yêu của mình với mô phỏng số. Khi tham gia lab nghiên cứu của thầy Long, mỗi thành viên không chỉ có cơ hội củng cố các kiến thức chuyên ngành Máy và Tự động thủy khí, mà còn được học hỏi thêm những thông tin không được dạy trên lớp, trau dồi các kỹ năng mềm và phát huy năng lực nội tại của mình.

4 chàng sinh viên Cơ khí với tình yêu mô phỏng số

Nhóm 4 sinh viên Đào Văn Nam, Đặng Đình Tài, Nguyễn Minh Đức và Vũ Văn Tuyển (từ trái qua phải) xuất sắc đạt giải Nhất Giải thưởng Khoa học và Công nghệ dành cho sinh viên trong các cơ sở Giáo dục Đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2022. Ảnh: NVCC. 

“TLS không chỉ mang lại kiến thức chuyên ngành, mà còn giúp chúng tôi rèn luyện tính cần cù, bớt đi thời gian lãng phí, trau dồi phẩm chất, trang bị kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, trình bày bài báo...”, sinh viên Nguyễn Minh Đức chia sẻ.

Xuất phát từ ý tưởng đề tài nghiên cứu trong thời gian làm sau Tiến sĩ tại Hàn Quốc, thầy Ngô Ích Long đã ấp ủ những nghiên cứu về chủ đề ảnh hưởng chất hoạt động bề mặt trong quá trình hình thành vi hạt (mảng hệ thống vi lưu). Sau khi quay trở về công tác tại Đại học Bách khoa Hà Nội, thầy Long đã thành lập nhóm nghiên cứu đầu tiên, cùng các bạn sinh viên chính thức bước vào cuộc hành trình nghiên cứu cho chủ đề này. Quá trình triển khai và thực hiện nghiên cứu dần tạo nên những niềm đam mê, yêu thích mô phỏng số trong mỗi nhà khoa học.

Dựa trên một số kết quả nghiên cứu chính của thầy giáo, đề tài với đề tài nghiên cứu, nhóm đã bắt đầu bước vào giai đoạn đầu từ năm 2019. Tuy nhiên, đây là quãng thời gian nghiên cứu khá dài và gặp nhiều khó khăn. Trong hai năm dịch Covid-19, mọi hoạt động bị hạn chế, cả thầy và trò cũng chỉ gặp nhau trực tuyến để cùng nuôi định hướng nghiên cứu và suy nghĩ thực hiện đề tài.

Đến nửa đầu năm 2021, quá trình thực nghiệm mới bắt đầu được tiến hành. Vấn đề về nguyên liệu, hóa chất phục vụ cho công việc thực nghiệm của nhóm cũng khá khó khăn do chúng được nhập chủ yếu từ nước ngoài về với số lượng khá ít cùng chi phí khá đắt đỏ. “Điều này cũng là một bài toán khó đối với cả nhóm, yêu cầu sự tính toán cẩn thận và chi ly từng chút một để có thể thu nhận lại kết quả thực nghiệm tốt nhất”, sinh viên Đào Văn Nam chia sẻ.

4 chàng sinh viên Cơ khí với tình yêu mô phỏng số

Các thành viên Lab TLS cùng ca hát với cây đàn ghi-ta sau những giờ họp căng thẳng. Ảnh: NVCC

Tuy nhiên, “trời không phụ lòng người”, những khó khăn, vất vả của cả nhóm đã được đền đáp xứng đáng. Đề tài nghiên cứu được đưa đi thi đấu ở các đấu trường và xuất sắc giành được những thứ hạng cao nhất. Đó là một tiền đề vững chắc cho cả nhóm trên hành trình chinh phục giải Nhất Giải thưởng Khoa học và Công nghệ dành cho sinh viên trong các cơ sở Giáo dục Đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2022. Để chạm tay vào cúp vô địch, nhóm đã vượt qua hơn 400 đề tài trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Nghiên cứu đạt giải của nhóm là sự kết hợp chặt chẽ giữa ngành Hóa học và Cơ khí. Giải thích thêm về nội dung đề tài, PGS Đặng Trung Dũng, giảng viên Viện Kỹ thuật Hóa học cho biết: “Nghiên cứu này mô phỏng lại thực nghiệm trong quá trình chế tạo vật liệu mới của nhóm nghiên cứu Viện Kỹ thuật Hóa học, Đại học Bách khoa Hà Nội. Thiết bị này được sử dụng để chế tạo các vi hạt polyme, ứng dụng làm thuốc chống ung thư”.

Với kết quả mô phỏng báo cáo cùng thực nghiệm, nghiên cứu trở nên rất thuyết phục và thành công mang lại những giải thưởng lớn. Cái hay của việc kết hợp hai đơn vị để cùng phát triển đề tài này là giúp giảm số lượng mẫu nghiên cứu, giảm tiêu tốn năng lượng, hóa chất và nguyên vật liệu, giúp cho quy hoạch thực nghiệm sát với mô hình tối ưu hơn. 

Với thành công của “Nghiên cứu ứng xử động lực học của vi giọt trong thiết bị vi lưu flow-focusing dưới ảnh hưởng của chất hoạt động bề mặt”, cả nhóm đều tin rằng đề tài này sẽ trở thành những ứng dụng thực tế vô cùng hữu ích trong nhiều lĩnh vực: Ứng dụng vào việc xử lý nước thải, công nghệ y sinh (truyền dẫn thuốc vào cơ thể người), chế tạo các loại vi hạt, các loại vật liệu mới… 

Về những định hướng cá nhân, cơ bản 4 chàng trai đều chia sẻ sẽ lựa chọn tiếp tục học cao học tại Đại học Bách khoa Hà Nội và giữ vững niềm đam mê nghiên cứu khoa học tại TLS Lab. Đặc biệt, họ đều muốn trở thành thầy giáo, truyền ngọn lửa đam mê với mô phỏng số cho thế hệ mai sau.

“Chúng tôi luôn có một niềm tin mạnh mẽ rằng tình yêu với mô phỏng số, tình yêu giữa các thành viên trong Lab chính là sợi dây liên lạc của sự trọn lành, giúp chúng tôi từng bước chinh phục các nấc thang trong nghiên cứu khoa học”, sinh viên Đặng Đình Tài nhấn mạnh.

MAI PHƯƠNG

Bài liên quan

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.