• Click để copy

Ai sẽ là chủ nhân giải Nobel Hóa học 2023?

Chiều 4-10, theo giờ Hà Nội, Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển sẽ công bố giải thưởng Nobel Hóa học 2023. Ai sẽ kế nhiệm Carolyn Bertozzi, Karl Barry Sharpless và Morten Peter Meldal với tư cách là người đoạt giải Nobel Hóa học 2023?

ISI: 8 cá nhân tiềm năng xứng đáng đoạt giải Nobel Hóa học

Hai tuần trước khi khởi động mùa Nobel 2023, Viện thông tin khoa học (ISI) thuộc Công ty phân tích Clarivate công bố đã danh sách Citation Laureates năm nay bao gồm 23 nhà nghiên cứu đến từ các viện ở 5 quốc gia. Đây là những nhà nghiên cứu có ấn phẩm nằm trong top 0,01% được trích dẫn nhiều nhất (từ 2.000 lần trở lên) và công trình nghiên cứu của họ xứng đáng đoạt giải Nobel. Theo trang mạng clarivate.com, từ năm 2002, các chuyên gia ở ISI dự đoán đúng 71 học giả đoạt giải Nobel.

Ai sẽ là chủ nhân giải Nobel Hóa học 2023?
 Giải Nobel Hóa học 2023 sẽ xướng tên ai?. Ảnh: chemistryworld.com

Trong danh sách Citation Laureates năm nay, có 8 cá nhân tiềm năng xứng đáng đoạt giải Nobel ở lĩnh vực hóa học. Đó là: Kỹ sư sinh học James Collins đến từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ; nhà sinh vật học Michael Elowitz ở Viện Công nghệ California (Caltech), Mỹ; nhà sinh vật học kiêm vật lý lý thuyết và thực nghiệm Stanislas Leibler tại Đại học Princeton, Mỹ; nhà hóa dược học Shankar Balasubramanian và nhà hóa lý sinh David Klenerman của Trường Đại học Cambridge, Anh; nhà nghiên cứu kiêm tổng giám đốc Trung tâm sáng kiến y học nano Kazunori Kataoka đến từ Đại học Tokyo, Nhật Bản; nhà hóa sinh học và dược lý học Vladimir Torchilin đến từ Đại học Northeastern, Mỹ; và nhà hóa học polymer Karen Wooley đến từ Đại học Texas A&M, Mỹ.

Giải Nobel Hóa học là một trong các giải Nobel do Alfred Nobel thành lập vào năm 1895 và chính thức trao từ năm 1901 cho những lĩnh vực: Y sinh, Vật lý, Hóa học, Văn học, Hòa bình và Kinh tế.

Người nhận giải Nobel Hóa học đầu tiên là nhà khoa học người Hà Lan Jacobus Henricus van’t Hoff với công trình khám phá ra các định luật về động lực học hóa học và áp suất thẩm thấu trong các dung dịch.

Năm 2022, giải Nobel Hóa học được trao cho ba nhà khoa học: Carolyn R. Bertozzi (Mỹ), Morten Meldal (Đan Mạch) và K. Barry Sharpless (Mỹ) với nghiên cứu phản ứng hóa học click và phản ứng hóa học sinh trực giao, được sử dụng trong phát triển dược phẩm và lập bản đồ ADN. Trong số 3 nhà khoa học trên, ông Barry Sharpless là nhà khoa học lần thứ 2 đoạt giải Nobel Hóa học và là người tiên phong xây dựng phương pháp phát triển liên kết phân tử này.

Từ năm 1901 đến năm 2022, Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã trao 114 giải Nobel Hóa học cho 191 người, trong đó có 8 phụ nữ.

6,3% người đoạt giải Nobel là phụ nữ

Báo Le Point của Pháp cho biết thêm, tính đến hết mùa giải Nobel 2022, có tổng số 954 nhà khoa học được trao giải Nobel. Trong top 10 quốc gia sở hữu nhiều giải Nobel nhất, Mỹ đứng đầu danh sách này với 403 người. Tiếp đó là Anh (138 người), Đức (112 người), Pháp (73 người), Thụy Điển (33), Nga (32), Nhật Bản (29), Canada (28), Thụy Sĩ (27), Áo (23).

Dựa trên dữ liệu từ Quỹ Nobel, chỉ có 6,3% người đoạt giải Nobel được trao từ năm 1901 đến năm 2022 là phụ nữ. Cụ thể, 60 phụ nữ đã nhận được danh hiệu cao quý này, so với 894 nam giới. Cho đến nay, chỉ có một nhà khoa học nữ nhận được hai giải Nobel, đó là nhà vật lý và hóa học người Pháp gốc Ba Lan Marie Skłodowska-Curie. Bà Marie Skłodowska-Curie cũng là phụ nữ đầu tiên giành được giải thưởng danh giá này, đồng thời cho đến nay cũng là người duy nhất được trao giải Nobel trong hai lĩnh vực khoa học khác nhau: Vật lý (cùng với chồng bà-Pierre Curie) vào năm 1903 và Hóa học năm 1911.

Bữa tiệc dành cho người đoạt giải

Giải Nobel được trao cho người đoạt giải vào ngày 10-12, ngày mất của Alfred Nobel. Giải Hòa bình do Chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy trao tại Oslo, trong khi các giải khác do Quốc vương Thụy Điển trao tại Phòng hòa nhạc Stockholm.

Vào buổi tối, khoảng 1.300 khách được mời đến dự bữa tiệc thịnh soạn tại Tòa thị chính Stockholm. Bữa tiệc đòi hỏi phải lên kế hoạch cẩn thận và thức ăn được chuẩn bị bởi một bếp trưởng, 8 người phục vụ, 210 nhân viên phục vụ bàn, 5 người phục vụ rượu và 20 đầu bếp.

Vài tháng trước bữa tiệc, ba thực đơn do các đầu bếp được chọn đề xuất sẽ được trình lên Quỹ Nobel để nếm thử. Thực đơn được lựa chọn được giữ bí mật cho đến ngày tổ chức tiệc Nobel. Thực đơn năm ngoái bao gồm món khai vị là cá rô đồng nấu với rong biển, món chính là thịt nai nhồi nấm morels và cây xô thơm, cùng món tráng miệng là bánh pho mát nướng và mứt mận.

PHƯƠNG LINH (theo Le Point, clarivate.com)

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.