Ấn Độ nỗ lực tăng công suất lọc dầu
Theo Bloomberg, Ấn Độ đã khởi động kế hoạch xây dựng các nhà máy lọc dầu để mở rộng sản lượng nhiên liệu vận tải truyền thống như xăng và dầu diesel, qua đó, có thể nâng công suất lọc dầu lên hơn 20% trong 5 năm tới.
Theo ước tính của hãng tư vấn năng lượng Rystad Energy, chi phí đầu tư để tăng thêm công suất là khoảng 60 tỷ USD. Ông Giovanni Serio, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của Tập đoàn kinh doanh năng lượng và hàng hóa Vitol, nhận định: “Công suất lọc dầu tiếp tục được mở rộng ở những khu vực có nhu cầu ngày càng tăng. Ấn Độ là nơi chúng tôi nhận thấy xu hướng tăng hơn 200.000 thùng dầu/ngày từ nay đến 4 hoặc 5 năm tới”.
![]() |
Ảnh minh họa: congthuong.vn |
Tháng 1 vừa qua, Bộ trưởng Dầu mỏ và Khí đốt tự nhiên Ấn Độ Rameswar Teli dự báo, công suất lọc dầu của quốc gia Nam Á này sẽ tăng thêm 56 triệu tấn vào năm 2028. Con số này sẽ nâng tổng công suất lọc dầu của Ấn Độ thêm 22%, tương đương 1,12 triệu thùng/ngày. Cho đến nay, các công ty lọc dầu thuộc sở hữu nhà nước của Ấn Độ đã thông báo tăng công suất thêm khoảng 50 triệu tấn. Trong số đó, các dự án lọc dầu mới với tổng công suất 37 triệu tấn dự kiến sẽ vận hành từ năm 2024 đến 2026. Nhà phân tích dầu mỏ Sushant Gupta tại công ty tư vấn Wood Mackenzie cho biết, Ấn Độ cần phải nhanh chóng tăng công suất lọc dầu nếu muốn nâng cao khả năng tự cung tự cấp. Theo ông Gupta, nhu cầu dầu của Ấn Độ sẽ tăng thêm 1,3 triệu thùng/ngày vào năm 2030.
Ấn Độ hiện không chỉ cần đáp ứng nhu cầu dầu của riêng mình mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển nhiên liệu đến các khu vực khác như châu Âu, khi xung đột ở Ukraine làm gián đoạn nguồn cung, đặc biệt là dầu diesel. Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ước tính rằng Ấn Độ sẽ tăng công suất lọc dầu lên 1 triệu thùng/ngày trong vòng 6 năm tới, nâng công suất xử lý lên 6,2 triệu thùng/ngày vào năm 2028.
DƯƠNG LÂM
Tin mới
Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk về Sở Công Thương
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công Thương.
Thu giữ 1.500 điếu cigar nhập lậu tại Hà Nội
Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã tiến hành kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh tại quận Long Biên, qua đó phát hiện khoảng 1.500 điếu cigar cùng thuốc lá ngoại nhập lậu, có dấu hiệu tiêu thụ trái phép.
Phòng chống buôn lậu thuốc lá: Nhiều thách thức đặt ra
Tại Toạ đàm với chủ đề "Phòng chống buôn lậu thuốc lá: Nhiều thách thức đặt ra" do Báo Tiền phong tổ chức ngày 2/4/2025 đại diện bộ ngành, cơ quan quản lý cho rằng thực trạng buôn lậu thuốc lá nói chung và thuốc lá mới nói riêng vẫn không ngừng gia tăng, mặc dù lệnh cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ Nghị quyết 173/2024/QH15.
Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng đồng chí Khamtay Siphandone
Sáng 4-4, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam tới Đại sứ quán nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tại Hà Nội viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Bản tin nông sản hôm nay (4-4): Giá cà phê, hồ tiêu duy trì ổn định
Bản tin nông sản hôm nay (4-4): Giá cà phê, hồ tiêu trong nước duy trì ổn định, giá lúa gạo tăng nhẹ.
Thuế 46% của Mỹ - tác động và giải pháp ứng phó
Ngày 2-4-2025 (theo giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố biểu thuế đối kháng có hiệu lực từ ngày 9-4-2025, theo đó thuế suất đối với hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ lên đến 46% - chỉ thấp hơn mức 49%, 48% mà Mỹ áp đặt lên Campuchia và Lào.