Tại hội thảo có 60 tham luận của các chuyên gia, các nhà khoa học; cán bộ lãnh đạo, quản lý trên các lĩnh vực ở trên cả nước, nhất là ở khu vực Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ. Theo các diễn giả, ở Việt Nam, kể từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo, cầm quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhấn mạnh và quán triệt quan điểm “dân là gốc”; “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”...

Qua hai phiên thảo luận, các diễn giả cho rằng vấn đề an ninh con người hiện vẫn còn nhiều hạn chế như: Năng lực, trình độ nền kinh tế còn thấp, ảnh hưởng đến đời sống vật chất của người dân; tình trạng gia tăng tội phạm, tệ nạn, tiêu cực, mâu thuẫn, xung đột xã hội đồng thời đề cập đến những khó khăn, thách thức trong đảm bảo an ninh con người ở Đồng bằng sông Cửu Long dưới tác động của các yếu tố an ninh phi truyền thống, như: Biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, nước biển dâng, môi trường, vấn đề nguồn nước ở thượng nguồn sông Mekong...

An ninh con người ở Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Các đại biểu tham luận tại hội thảo.

Bảo đảm an ninh con người vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định chính trị xã hội và xây dựng, phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng. Đại hội XIII đã đề cập nhiều đến an ninh con người, thể hiện quan điểm, tư duy mới trong đảm bảo an ninh quốc gia mà trọng tâm là vấn đề an ninh con người. Các tham luận cũng đề xuất nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an ninh con người. Theo đó cần nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trước hết là các cấp ủy, chính quyền, nhất là cấp cao nhất và người đứng đầu về an ninh con người... 

Tin, ảnh: THÚY AN