• Click để copy

Anh - Đức và cái bắt tay lịch sử

Ngày 23-10, Anh đã ký một thỏa thuận quốc phòng mang tính bước ngoặt với Đức nhằm ứng phó với các mối đe dọa an ninh trong khu vực.

Theo UK Defence Journal, thỏa thuận có tên Trinity House được Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey và người đồng cấp Đức Boris Pistorius ký kết vào ngày 23-10, tại London, Anh. Đây là thỏa thuận quốc phòng đầu tiên giữa hai nước có mức chi tiêu lớn nhất tại châu Âu trong lĩnh vực này.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey cho biết, đây là một "thỏa thuận mang tính bước ngoặt", đồng thời khẳng định thỏa thuận này bảo đảm mức độ hợp tác chưa từng có giữa lực lượng vũ trang và ngành công nghiệp của Anh và Đức, mang lại lợi ích về an ninh, sự thịnh vượng cho tất cả các bên, bảo vệ những giá trị chung, thúc đẩy các cơ sở công nghiệp quốc phòng của hai nước.

Anh - Đức và cái bắt tay lịch sử
Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey (ngồi bên phải) và người đồng cấp Đức Boris Pistorius ký kết thỏa thuận Trinity House, vào ngày 23-10, tại London (Anh). Ảnh: X 

Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius nhấn mạnh thỏa thuận là bằng chứng về việc bắt tay giữa hai quốc gia châu Âu trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về tình hình an ninh khu vực. Thỏa thuận mới sẽ cho phép hai nước cùng nhau mua vũ khí và tăng cường hợp tác trong quá trình phát triển, sản xuất thế hệ vũ khí tiếp theo.

Theo thỏa thuận, các máy bay săn ngầm của không quân Đức sẽ đến hoạt động ở căn cứ Lossiemouth ở Scotland, đồng thời, “gã khổng lồ” vũ khí Đức Rheinmetall có thể mở một nhà máy sản xuất nòng pháo tại Anh và sử dụng thép của nước này. Nhà máy dự kiến sẽ tạo ra hơn 400 việc làm cho người lao động. Những nòng pháo đầu tiên dự kiến được sản xuất vào năm 2027.

Bên cạnh đó, hai nước sẽ cùng hợp tác phát triển vũ khí tấn công tầm xa với độ chính xác cao hơn so với những hệ thống hiện tại. Theo tuyên bố chung của hai quốc gia, Anh và Đức sẽ hợp tác chặt chẽ với các đồng minh và đối tác để phát triển công nghệ máy bay không người lái. Điều này bao gồm việc tích hợp các hệ thống tên lửa chung (chẳng hạn như tên lửa Brimstone) vào phi đội máy bay không người lái và chia sẻ kế hoạch để phát triển các hệ thống máy bay không người lái có khả năng tương tác.

Quân đội Anh và Đức cũng sẽ cùng nhau tổ chức các chương trình huấn luyện quân sự thường xuyên hơn nhằm tăng cường sức mạnh cho khu vực sườn phía Đông của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Giới chức hai nước đánh giá, thỏa thuận mới sẽ tăng cường đáng kể an ninh cho châu Âu và tạo nên bước ngoặt trong mối quan hệ giữa Anh và Đức.

Theo thông tin trên trang web của Chính phủ Anh, mục tiêu chiến lược chung của Anh và Đức là duy trì khả năng răn đe hiệu quả đối với những mối đe dọa an ninh tiềm tàng, bằng cách xây dựng các lực lượng quốc phòng và ngành công nghiệp quốc phòng đáng tin cậy, kiên cường, hướng tới tầm nhìn về một khu vực châu Âu-Đại Tây Dương hòa bình, ổn định.

Nguồn tin này cũng khẳng định thỏa thuận Trinity House sẽ trở thành một yếu tố quan trọng trong cấu trúc an ninh rộng lớn hơn của châu Âu. Thỏa thuận này được thiết kế để hỗ trợ các đồng minh phương Tây và tăng cường sự đóng góp của châu Âu cho NATO. Đặc biệt, thỏa thuận này bổ sung cho các thỏa thuận song phương hiện có giữa Anh và Pháp, qua đó đặt nền tảng cho sự hợp tác ngày càng chặt chẽ giữa 3 nước châu Âu trong lĩnh vực quốc phòng.

HÙNG HÀ

Bài liên quan

Tin mới

Làm rõ tính chất “trực thuộc” của các tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Làm rõ tính chất “trực thuộc” của các tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Sáng 21-5, tiếp tục chương trình kỳ họp, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Thông cáo báo chí số 14, Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV
Thông cáo báo chí số 14, Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV

Ngày 20-5, Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV tiếp tục ngày làm việc thứ mười bốn tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Thủ tướng chủ trì họp về tình hình triển khai các tuyến đường sắt trọng điểm quốc gia
Thủ tướng chủ trì họp về tình hình triển khai các tuyến đường sắt trọng điểm quốc gia

Chiều 20-5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về tình hình triển khai tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam, tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, các tuyến kết nối với Trung Quốc.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó tổng thư ký thứ nhất Đảng Đại hội Dân tộc Phi
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó tổng thư ký thứ nhất Đảng Đại hội Dân tộc Phi

Ngày 20-5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Phó tổng thư ký thứ nhất Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) cầm quyền của Nam Phi, Nomvula Mokonyane đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.

Việt Nam - UNESCO: Chia sẻ các giá trị chung về văn hóa phục vụ phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới
Việt Nam - UNESCO: Chia sẻ các giá trị chung về văn hóa phục vụ phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Ngày 20-5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Lazare Eloundou Assomo, Giám đốc Trung tâm di sản thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO).

Bảo đảm cơ chế chính sách cho Trung tâm tài chính quốc tế mang tính đặc thù, vượt trội, hấp dẫn
Bảo đảm cơ chế chính sách cho Trung tâm tài chính quốc tế mang tính đặc thù, vượt trội, hấp dẫn

Sáng 20-5, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.