Áp giá trần dầu Nga, phương Tây có thể rước lấy khủng hoảng
Phương Tây muốn áp giá trần dầu Nga để ngăn Moscow kiếm tiền từ xung đột, đồng thời ổn định thị trường dầu. Nhưng khủng hoảng năng lượng có thể xảy ra nếu kế hoạch phản tác dụng.
Theo Bloomberg, kế hoạch trừng phạt của Châu Âu đối với dầu Nga bị nghi phản tác dụng. Khi giá năng lượng tăng cao, hậu quả giáng lên các doanh nghiệp ở Mỹ, Châu Âu và những quốc gia khác sẽ rất lớn.
Do đó, Bộ Tài chính Mỹ đã đưa ra một giải pháp. Đó là áp giá trần đối với dầu Nga.
Theo kế hoạch, những công ty nhập khẩu muốn sử dụng dịch vụ bảo hiểm và vận chuyển của Liên minh Châu Âu (EU) đối với dầu của Nga cần phải tuân thủ giới hạn giá. Mức giá trần sẽ cao hơn chi phí sản xuất của Nga, nhưng không cao hơn quá nhiều, để duy trì động lực xuất khẩu, đồng thời giảm doanh thu từ năng lượng của Nga.
Ảnh Reuters.
Kế hoạch được đưa ra hồi tháng Năm, sau khi các bộ trưởng tài chính của G7 thảo luận về ý tưởng này trong cuộc họp ở Bonn (Đức). Nhưng trong nhiều tuần, đề xuất không đạt nhiều tiến bộ, ngay cả khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen tích cực kêu gọi trên toàn cầu.
Tuy nhiên, bước đột phá đã xuất hiện vào cuộc họp ngày 02/09 của các bộ trưởng tài chính G7. Tại đó, nhóm chính thức thông qua kế hoạch.
Tuy nhiên, những rào cản và hoài nghi vẫn còn. Các quốc gia EU phải nhất trí bổ sung ngoại lệ đối với những lệnh trừng phạt. Trong khi đó, một số thành viên như Hungary không coi kế hoạch này là cần thiết hay thích hợp.
Một số chuyên gia, thương nhân và giám đốc trong ngành năng lượng thậm chí khẳng định chắc chắn rằng kế hoạch sẽ thất bại.
"Đó là một ý tưởng nực cười", ông Gal Luft - đồng giám đốc tại Viện Phân tích An ninh Toàn cầu - nói với CNBC.
Theo giới quan sát, nếu Trung Quốc và Ấn Độ - hai khách hàng lớn của dầu Nga - không tham gia, kế hoạch áp trần giá dầu chắc chắn sẽ thất bại.
Theo bà Helima Croft - nhà phân tích thị trường dầu tại RBC Capital Markets, kế hoạch áp giá trần nhằm ngăn chặn sự gián đoạn trên thị trường toàn cầu.
"Chìa khóa nằm ở chỗ liệu các thùng dầu Nga có tiếp tục chảy sang Châu Á hay không", bà bình luận.
Trên thực tế, kế hoạch áp giá trần không bào mòn doanh thu từ năng lượng của Điện Kremlin như Washington mong muốn. Tuy nhiên, kế hoạch sẽ chặn đà tăng của giá dầu.
Ngoài ra, EU và đa số thành viên G7 không nhập khẩu nhiều dầu từ Nga qua đường biển. Các khách hàng lớn là Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ảnh minh họa iStock.
"Nếu Nga chỉ còn 03 khách hàng lớn, Moscow sẽ mất đi lợi thế trong việc thương lượng giá", ông Julian Lee - chiến lược gia về dầu mỏ của Bloomberg - nhận định. "Trong khi đó, các khách hàng sẽ không bỏ qua lợi thế đó", ông nói thêm.
Đó là kịch bản mà các bộ trưởng tài chính trông đợi, dù thông qua việc áp giá trần hay tăng lợi thế thương lượng cho người mua.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cảnh báo về kịch bản nhiều rủi ro hơn. Theo ông Craig Kennedy tại Davis Center for Russian and Eurasian Studies (thuộc Đại học Harvard), ít nhất 50% lượng dầu xuất khẩu của Nga, tức khoảng 7,5 triệu thùng/ngày, có thể bị mắc kẹt tại Nga bởi các lệnh trừng phạt của Châu Âu.
Nguyên nhân là các khách hàng không tham gia kế hoạch áp giá trần sẽ không thể sử dụng dịch vụ vận chuyển từ những nơi khác.
Theo ông Kennedy, Nga có thể đối mặt với một lựa chọn khó khăn, hoặc bán dầu cho những quốc gia tham gia kế hoạch áp giá trần, hoặc giới hạn sản lượng để đẩy giá bán lên cao.
Đó không phải một lựa chọn dễ dàng cho Điện Kremlin. Bởi điều này khiến Nga không chỉ mất thêm doanh thu từ dầu, mà còn tạo ra thiệt hại lớn đối với các giếng dầu của nước này.
Điều đó có thể thúc đẩy Moscow đe dọa dừng xuất khẩu dầu và khí đốt trước tháng 12 - thời điểm các lệnh cấm vận của Châu Âu có hiệu lực. Động thái này sẽ nhằm làm suy yếu quyết tâm của phương Tây.
"Cách tốt nhất để đạt mục tiêu là đẩy nhanh một cuộc khủng hoảng năng lượng", ông Kennedy bình luận. "Tổng thống Putin muốn gửi đi thông điệp rằng, các động thái trên sẽ khiến phương Tây tổn thương nhiều hơn Nga", vị chuyên gia nói thêm.
Nếu kịch bản đó xảy ra, Châu Âu và Mỹ sẽ bị đẩy vào thế khó, hoặc rút lại các lệnh trừng phạt và kế hoạch giới hạn giá, hoặc đương đầu với một cuộc khủng hoảng năng lượng mà ban đầu, Washington đã lên kế hoạch để phòng tránh.
Thảo Phương/zingnews
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.