ASEAN-Trung Quốc tăng cường hợp tác y học cổ truyền
Nhằm thúc đẩy liên kết quốc tế và hợp tác thương mại và đầu tư của các doanh nghiệp dược học cổ truyền giữa Trung Quốc và các nước tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), vừa qua, Hội nghị Y học Cổ truyền ASEAN - Trung Quốc năm 2023 đã diễn ra ở thành phố Bạc Châu, tỉnh An Huy, Trung Quốc.
Đây là cơ hội để các nhà quản lý, các nhà khoa học, giới chuyên gia và doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi, thảo luận các vấn đề liên quan đến y học cổ truyền.
Giữa ASEAN – Trung Quốc nói chung và Việt Nam – Trung Quốc nói riêng đã có lịch sử hợp tác lâu đời và cơ hội trao đổi thương mại dược liệu, thuốc y học cổ truyền, hướng đến chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất cho người dân. Bạc Châu là "Thủ phủ y học cổ truyền Trung Quốc", nổi tiếng với lịch sử lâu đời và nền tảng vững chắc cho sự phát triển của ngành y học cổ truyền.
Năm 2022, Thành phố Bạc Châu có 195 công ty có quan hệ thương mại với các quốc gia thành viên RCEP, trong nhiều lĩnh vực như thuốc Bắc, nông sản và các sản phẩm phụ, dệt may. Khối lượng xuất nhập khẩu là 270 triệu USD.
Y học cổ truyền Trung Quốc hay còn được gọi với tên khác là Trung y và thuốc Bắc đã được người Trung Quốc sử dụng từ rất sớm để chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của mình. Hiện nay, Trung y và thuốc Bắc đã truyền bá đến nhiều nơi trên thế giới.
Sản phẩm y học cổ truyền Trung Quốc. Ảnh: People.cn |
Từ hàng nghìn năm trước, Hoàng đế nội kinh là bộ sách y học được bảo tồn lâu nhất, đã tổng kết một cách hệ thống những kinh nghiệm chữa bệnh trước thời kỳ Xuân Thu chiến quốc, đặt nền tảng lý luận cho Trung y học. Biển Thước, một thầy thuốc nổi tiếng thời kỳ Chiến quốc, là người đầu tiên sử dụng bốn phương pháp “vọng, văn, vấn, thiết” để chuẩn đoán bệnh tật. Bốn phương pháp này được sử dụng cho tới ngày nay, đã trở thành biện pháp chẩn đoán truyền thống của Trung y. “Vọng” là quan sát bề ngoài và trạng thái tinh thần người bệnh; “văn” là lắng nghe tiếng thở của bệnh nhân; “văn” là hỏi quá trình mắc bệnh, tình hình ăn uống và trạng thái của người bệnh; “thiết” là kiểm tra tình hình mạch đập của bệnh nhân.
Thuốc Bắc chủ yếu bắt nguồn từ thực vật, cũng có một số động vật và khoáng vật có thể dùng để làm thuốc. Thông qua quá trình chế biến đặc biệt, những thứ này được chế thành thuốc uống hoặc thuốc dung ngoài. Bộ sách Thần nông bản thảo kinh, một tác phẩm dược vật học nổi tiếng đời Hán, đã ghi lại 365 loại thuốc. Đào Hồng Cảnh là một thầy thuốc nổi tiếng đời Nam Bắc triều, trên cơ sở đó đã thêm 365 loại thuốc và viết thành bản thảo Kinh tập chú.
Bộ sách Bản thảo cương mục do Lý Thời Trân, một danh y đời nhà Minh biên soạn, được hoàn thành vào năm 1.578, cả bộ sách có 52 tập ghi lại 1.892 loại thuốc. Lý Thời Trân trên cơ sở tài liệu hiện có đã tăng thêm 374 loại thuốc trong bộ sách này, còn thêm 1109 bức tranh minh họa về thuốc, 11.096 phương thuốc, trong đó có 8.000 phương thuốc do Lý Thời Trân tự sưu tập và sáng chế. Bộ sách này là tác phẩm y dược tiêu biểu của Trung Quốc.
Các thầy thuốc nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc nhiều vô kể, trong đó có Biển Thước, Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh, Tôn Tư Mạc, Lý Thời Trân… Hiện nay, Trung Quốc cũng có nhiều nhà Trung y nổi tiếng. Còn y học dân tộc thiểu số Trung Quốc cũng rất độc đáo và đặc biệt, ví dụ y học Mông, Tạng, Duy và Thái đều có những đóng góp cho sức khỏe và hạnh phúc của người dân các dân tộc.
THANH SƠN (tổng hợp)
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.