• Click để copy

ASEAN và Trung Quốc mong muốn sớm đạt được COC hiệu quả, thực chất

ASEAN và Trung Quốc mong muốn sớm đạt được một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã nhấn mạnh như vậy tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 17-11.

Thông tin thêm về Hội nghị cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 25, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, trong khuôn khổ hội nghị, lãnh đạo các nước ASEAN và Trung Quốc đã trao đổi nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Trung Quốc phát triển bền vững trên nhiều lĩnh vực, đóng góp tích cực và hiệu quả cho hợp tác hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực cũng như trên toàn thế giới.

Tại hội nghị, hai bên cũng đã thông qua Tuyên bố chung nhân dịp kỷ niệm 20 năm Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trong đó tái khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của văn kiện này đối với việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông.

ASEAN và Trung Quốc mong muốn sớm đạt được COC hiệu quả, thực chất

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định ASEAN và Trung Quốc mong muốn sớm đạt một COC hiệu quả, thực chất. Ảnh: HỒNG NGUYỄN

Bên cạnh đó, ASEAN và Trung Quốc cũng đã hoàn thành vòng rà soát thứ nhất và đang tiến hành vòng rà soát thứ hai văn bản đàm phán đơn nhất dự thảo COC, thể hiện mong muốn của hai bên sớm đạt được một COC hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực, tạo môi trường thuận lợi cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông.

* Cũng tại buổi họp báo thường kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, thời gian vừa qua dưới sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO đã thông qua mọi kênh, trong đó có trao đổi thư, công hàm chính thức, tiếp xúc gặp gỡ với Cố vấn Đối ngoại của Tổng thống Pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Văn hóa Pháp, lãnh đạo UNESCO và các bộ phận chuyên ngành liên quan, đề nghị can thiệp để ngừng việc bán đấu giá ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” và chuyển giao quyền sở hữu cho phía Việt Nam.

“Chúng tôi cũng đã trao đổi với hãng đấu giá Millon và tham vấn các tổ chức chuyên về di sản văn hóa nghệ thuật cũng như các cá nhân có liên quan để tìm hiểu thông tin, kịp thời thông báo cho các cơ quan liên quan trong nước, tạo cơ sở cho việc đàm phán”, bà Lê Thị Thu Hằng nói.

Theo bà Hằng, trong thời gian tới, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, Phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như các cơ quan liên quan thực hiện lộ trình, thủ tục đưa ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” về Việt Nam trong thời gian sớm nhất, đảm bảo các quy định của pháp luật cũng như pháp luật của Pháp.

PHƯƠNG LINH

Bài liên quan

Tin mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thần tốc xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu tình hình diễn biến nhanh
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thần tốc xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu tình hình diễn biến nhanh

Sáng 18-4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4-2025 thứ hai để xem xét, cho ý kiến vào 5 nội dung xây dựng pháp luật. Cùng dự có các Phó thủ tướng Chính phủ; các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.

Yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng số hóa trong kinh doanh xăng dầu trước 30/4/2025
Yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng số hóa trong kinh doanh xăng dầu trước 30/4/2025

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước vừa có văn bản số 436/TTTN-XD ngày 17/4/2025 gửi các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu, các tổng đại lý (có hệ thống phân phối trên địa bàn 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên) về việc thực hiện thông báo số 175 ngày 13/4/2025 của Văn phòng Chính phủ.

Liên hợp quốc kêu gọi thỏa hiệp chính trị để chấm dứt khủng hoảng kéo dài ở Libya
Liên hợp quốc kêu gọi thỏa hiệp chính trị để chấm dứt khủng hoảng kéo dài ở Libya

Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) tại Libya, bà Hanna S. Tetteh, ngày 17-4 cảnh báo rằng tình trạng bế tắc chính trị và chia rẽ thể chế liên tục có nguy cơ đẩy Libya vào tình trạng bất ổn hơn nữa, trừ khi có thể đạt được thỏa hiệp khẩn cấp và thống nhất lộ trình dẫn đến bầu cử.

Sản phẩm của ngành Hậu cần - Kỹ thuật Quân đội nhân dân Việt Nam gây ấn tượng nơi biên giới
Sản phẩm của ngành Hậu cần - Kỹ thuật Quân đội nhân dân Việt Nam gây ấn tượng nơi biên giới

Trong khuôn khổ Chương trình Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 9 vừa diễn ra tại tỉnh Lạng Sơn, các gian hàng trưng bày đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của đại biểu và khách mời hai nước. Trong đó, sự góp mặt của các sản phẩm do Công ty Cổ phần X20 và Công ty Cổ phần 22, hai doanh nghiệp thuộc Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật sản xuất đã mang đến hình ảnh sinh động về tiềm lực sản xuất, năng lực công nghệ và bản sắc đặc thù của doanh nghiệp Quân đội nhân dân Việt Nam.

Mỹ và Ukraine ký Bản ghi nhớ về thỏa thuận khoáng sản
Mỹ và Ukraine ký Bản ghi nhớ về thỏa thuận khoáng sản

Ngày 17-4, Ukraine thông báo nước này và Mỹ đã ký một Bản ghi nhớ, coi đây là bước đầu hướng tới việc đạt thỏa thuận về phát triển nguồn tài nguyên khoáng sản ở Ukraine.

“Chất xúc tác” cho sự điều chỉnh cách tiếp cận của Canada
“Chất xúc tác” cho sự điều chỉnh cách tiếp cận của Canada

Canada được cho là đang nỗ lực chuyển hướng mối quan hệ quốc phòng truyền thống với Mỹ sang các đối tác khác, nhất là Liên minh châu Âu (EU).