• Click để copy

Australia công bố bản đánh giá chiến lược quốc phòng mới

Ngày 24-4, Chính phủ của Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã công bố bản đánh giá chiến lược quốc phòng mới. Bản đánh giá đề ra chương trình nghị sự đầy tham vọng, nhưng cần thiết nhằm tái cấu trúc nền quốc phòng của Canberra.

AP đưa tin, Thủ tướng Anthony Albanese nhấn mạnh, bản đánh giá là tài liệu quốc phòng quan trọng nhất của Australia kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và có phạm vi toàn diện. Ông Albanese nêu rõ, trong một thế giới mà những thách thức đối với an ninh quốc gia luôn phát triển, Australia không thể dựa vào những đánh giá cũ. Theo Thủ tướng Anthony Albanese, chính phủ nước này đã xem xét liệu Australia có đủ khả năng phòng thủ cần thiết và sẵn sàng để tự bảo vệ mình trong môi trường chiến lược hiện tại hay không. Phát biểu sau khi công bố bản đánh giá, Thủ tướng Anthony Albanese tuyên bố: “Chính phủ Australia nhất trí với định hướng chiến lược và những phát hiện quan trọng nêu trong bản đánh giá. Điều này sẽ củng cố an ninh quốc gia và bảo đảm Australia sẵn sàng đối mặt với những thách thức trong tương lai”.

Bản đánh giá đặt ra kế hoạch chi tiết cho chính sách chiến lược của Australia, lập kế hoạch quốc phòng và huy động nguồn lực cho ngành quốc phòng nước này trong những thập kỷ tới. Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles cho biết, bản đánh giá bắt đầu được triển khai từ ngày 24-4 nhằm bảo đảm Lực lượng quốc phòng Australia (ADF) và các nhân viên quốc phòng có đủ năng lực cần thiết để giữ an toàn cho người dân nước này. 

Thủ tướng Australia Anthony Albanese (thứ hai, từ phải sang) công bố bản đánh giá chiến lược quốc phòng tại buổi họp báo ở thủ đô Canberra. Ảnh: Reuters. 

Thủ tướng Australia Anthony Albanese (thứ hai, từ phải sang) công bố bản đánh giá chiến lược quốc phòng tại buổi họp báo ở thủ đô Canberra. Ảnh: Reuters. 

Chính phủ Australia đã xác định 6 lĩnh vực cần ưu tiên thực hiện ngay trước mắt, gồm mua sắm tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân trong khuôn khổ Hiệp ước đối tác an ninh ba bên (AUKUS) giữa Australia, Mỹ và Anh; phát triển năng lực của ADF để tấn công chính xác các mục tiêu ở tầm xa hơn và sản xuất đạn dược ở Australia; cải thiện khả năng triển khai của ADF từ các căn cứ phía Bắc của Australia; các sáng kiến nhằm phát triển và duy trì lực lượng nhân sự tay nghề cao cho ADF; hợp tác chặt chẽ với các ngành công nghiệp Australia nhằm nâng cao năng lực chuyển đổi nhanh chóng những công nghệ đột phá mới; làm sâu sắc thêm quan hệ ngoại giao và quốc phòng với các đối tác quan trọng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Trong bản đánh giá, Chính phủ Australia được khuyến nghị cần chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng so với mức chi tiêu hiện tại là 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Bản đánh giá cũng cho rằng, Mỹ-đối tác quốc phòng quan trọng nhất của Australia-không còn là “nhà lãnh đạo duy nhất ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”, một khu vực đã chứng kiến sự cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc.

Trong 5 thập kỷ qua, chính sách quốc phòng của Australia nhằm mục đích ngăn chặn và ứng phó với các mối đe dọa tiềm ẩn ở mức độ thấp từ các nước láng giềng nhỏ hoặc trung bình. Đánh giá mới cho rằng cách tiếp cận này không còn phù hợp với tình hình hiện nay. Lục quân, Không quân và Hải quân Australia cần tập trung vào việc cung cấp năng lực phù hợp, kịp thời cũng như từ bỏ việc theo đuổi giải pháp hoặc quy trình hoàn hảo trong các hoạt động mua sắm vũ khí của mình. Cựu Tư lệnh ADF Angus Houston và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith nhận định, các tình huống chiến lược trong bản đánh giá mới “hoàn toàn khác” so với những tình huống trong quá khứ.

Chính phủ Australia đã ngay lập tức lên kế hoạch trì hoãn hoặc từ bỏ 7,8 tỷ AUD (5,2 tỷ USD) trong chi tiêu quốc phòng để phản ánh các ưu tiên mới. Bộ trưởng Công nghiệp Quốc phòng Australia Pat Conroy cho hay, là một phần của các ưu tiên mới, đơn đặt hàng xe chiến đấu bộ binh đã giảm từ 450 xuống 129 chiếc. Khoản tiết kiệm từ những phương tiện này sẽ hỗ trợ cho Australia nhanh chóng trang bị hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS) của Mỹ.

LÂM ANH

Bài liên quan

Tin mới

Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng

Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.

Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.

Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương

Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.

Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.

Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ

Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh

Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).