Bác sĩ của bạn: Thực hành vắt và bảo quản sữa mẹ đúng cách
Chị Nguyễn Thị Hạnh (phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) hỏi: Tôi đang nuôi con nhỏ 6 tháng tuổi nhưng sắp phải đi làm trở lại. Tôi không muốn con phải cai sữa sớm, tôi phải bảo quản sữa mẹ như thế nào để bảo đảm dinh dưỡng cho con?
Về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Văn Tiến (Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Bộ Y tế) chia sẻ: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho con bú trong hai năm đầu đời là rất quan trọng, giúp trẻ mau lớn, khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng với các bệnh nhiễm khuẩn.
Nhiều bà mẹ băn khoăn khi phải đi làm, có nên tiếp tục cho trẻ bú, hay làm thế nào để thực hiện được việc duy trì nuôi con bằng sữa mẹ. Để thực hiện điều đó, bạn cần cố gắng chủ động hơn và cần được sự động viên, khích lệ và giúp đỡ của gia đình. Nếu nhà bạn gần nơi làm việc thì đó là điều kiện thuận lợi để có thể tranh thủ thời gian nghỉ về nhà cho con bú. Nếu nhà ở xa thì bạn có thể vắt sữa ở nơi làm việc để người nhà đến lấy mang về cho con bú. Buổi sáng trước khi đi làm, mẹ nên vắt sữa càng nhiều càng tốt, khi mẹ vắt sữa xong thì nên cho bé bú tiếp để trẻ nhận được sữa cuối. Khi đến nơi làm việc, mỗi khi ngực căng sữa, bà mẹ có thể vắt sữa rồi bảo quản để mang về cho con bú. Nếu mẹ vắt sữa thường xuyên, đều đặn, nguồn sữa sẽ được duy trì.
![]() |
Nhân viên y tế của Trung tâm Y tế huyện Đa Krông, tỉnh Quảng Trị hướng dẫn sản phụ vệ sinh tay và cho con bú sữa mẹ đúng cách. Ảnh: NHUNG NGUYỄN |
Nếu người mẹ vắt sữa bằng tay thì cần chuẩn bị dụng cụ đựng sữa như cốc hoặc bình sữa đã được rửa sạch, tráng qua nước sôi và để ráo nước; túi đựng sữa chuyên dụng. Trước khi vắt sữa hãy massage ngực đúng cách để sữa được lấy nhiều nhất có thể. Nên vắt mỗi bên tối thiểu từ 3-5 phút cho tới khi thấy sữa chảy chậm lại thì chuyển sang bên kia, sau đó vắt lại cả hai bên. Thời gian để vắt sữa kéo dài khoảng là 20-30 phút.
Nếu người mẹ vắt sữa bằng máy hút sữa thì nên chọn loại phễu phù hợp nhất với bầu vú của mẹ. Trước khi hút sữa, cũng cần rửa sạch tay, phễu chụp vú và bình đựng sữa. Massage ngực trước và trong khi hút để giúp sữa dễ chảy ra. Có thể hút sữa cả hai bên vú cùng một lúc để rút ngắn thời gian vắt sữa.
Để vắt được nhiều sữa, người mẹ nên vắt sữa theo từng cữ bú trong ngày của bé, lý tưởng nhất là 3 tiếng vắt một lần. Bạn không nên “để dành” sữa trong vú vì làm như vậy có thể khiến bạn rất khó chịu vì cương tức sữa và vô tình làm cho sữa của mình ít dần đi. Hãy cố gắng thư giãn trước những áp lực từ công việc để có nguồn sữa tốt nhất cho bé. Ngoài ra, bạn nên duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng và uống 2,0-2,5 lít nước mỗi ngày bởi nước cũng là một trong những thành phần chủ yếu của sữa mẹ.
Sau mỗi lần vắt sữa, bạn nên cho sữa vào một túi hoặc bình riêng và đánh số để chú ý không cho bé bú sữa đã để quá lâu. Bạn cũng không nên đổ sữa cũ và sữa mới vào cùng một bình. Sữa để dành trong ngăn mát tủ lạnh. Trong ngăn mát tủ lạnh, sữa bảo quản được khoảng 24 giờ, và nếu để trong ngăn đá thì có thể giữ được vài tuần, thậm chí vài tháng nếu điều kiện vô trùng tốt. Sữa mẹ có thể bảo quản lâu hơn sữa bò vì có chất chống nhiễm khuẩn.
Lưu ý khi trước khi vắt sữa, phải rửa tay sạch bằng xà phòng và nước. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng dung dịch khử trùng tay có chứa ít nhất 60% cồn. Nếu sử dụng máy hút sữa, hãy kiểm tra các bộ phận máy hút và đường ống đảm bảo sạch sẽ. Thay thế các ống dây hút đã bị bẩn, mốc. Bảo quản sữa mẹ sau khi vắt sữa bằng cách sử dụng túi trữ sữa mẹ hoặc hộp đựng thực phẩm sạch để đựng sữa mẹ đã vắt ra. Nên dùng hộp đựng được làm bằng thủy tinh hoặc nhựa và có nắp đậy kín. Tránh các loại chai/ túi có ký hiệu tái chế số 7 (Bisphenol-A), biểu tượng này cho thấy rằng vật chứa có thể được làm bằng nhựa có chứa BPA. Không bảo quản sữa mẹ trong túi nhựa không dùng để đựng sữa mẹ.
Các thắc mắc về sức khỏe, mời bạn đọc gửi tới Chuyên mục “Bác sĩ của bạn”, Phòng biên tập Kinh tế-Xã hội-Nội chính, Báo Quân đội nhân dân, số 8 Lý Nam Đế, Hàng Mã, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Email: kinhte@qdnd.vn; kinhtebqd@gmail.com. Điện thoại: 0243.8456735. |
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.