Bản án có hiệu lực nhưng UBND các cấp không thi hành nghiêm túc, gây bức xúc cho người dân...
Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 20-3, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đã nói về nguyên nhân tỷ lệ án hành chính bị hủy, sửa còn cao.
Là một trong những đại biểu Quốc hội đầu tiên gửi câu hỏi chất vấn tới Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 20-3, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Đoàn Nam Định) phản ánh, tỷ lệ án hành chính bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan còn cao.
"Đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải thích lý do. Có phải một phần bộ phận thẩm phán còn nể nang, ngại va chạm bởi bên bị kiện chủ yếu là cơ quan hành chính?", đại biểu Mai Thị Phương Hoa nêu câu hỏi và đề nghị cho biết đâu là nguyên nhân, giải pháp căn cơ của tình trạng này.
![]() |
Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Đoàn Nam Định) phản ánh, tỷ lệ án hành chính bị hủy sửa do nguyên nhân chủ quan còn cao. |
Ở góc độ liên quan, đại biểu Trần Thị Thanh Hương (Đoàn An Giang) dẫn báo cáo cho thấy, năm 2022, số vụ án thụ lý của toàn ngành tòa án tăng 7,7% nhưng vẫn còn nhiều vụ giải quyết quá thời gian do nguyên nhân chủ quan.
"Vậy xin hỏi Chánh án, nguyên nhân chủ quan ở đây là gì, có biện pháp gì để khắc phục hay không?", đại biểu Trần Thị Thanh Hương nêu chất vấn.
Trả lời đại biểu Mai Thị Phương Hoa, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình thừa nhận đúng là đang có nhiều tồn tại xung quanh án hành chính.
Theo đó, tỷ lệ xử lý thường thấp hơn so với yêu cầu của Quốc hội. Năm 2022, tỷ lệ đạt yêu cầu của Quốc hội song tăng không nhiều, vượt 12%; có tình trạng một số vụ đã có bản án, nhưng UBND các cấp không thực thi, gây bức xúc...
Cũng theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình, tỷ lệ hủy, sửa án hành chính nhiều hơn loại án khác, có năm lên đến 4% trong khi Quốc hội chỉ cho phép hủy, sửa 1,5%. Bản án có hiệu lực nhưng không được thực thi, UBND các cấp không thi hành nghiêm túc, gây bức xúc cho người dân...
![]() |
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình thừa nhận đang có nhiều tồn tại xung quanh án hành chính. |
Nguyên nhân của tình trạng trên, theo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, do một số nguyên nhân chủ quan như vẫn còn tình trạng thẩm phán nể nang khi xét xử vụ việc, xảy ra ở UBND cùng cấp nhưng không nhiều.
“Việc nể nang là có thật, nhất là khi xét xử vụ án liên quan UBND cùng cấp, nhưng không phải nhiều. Tuyệt đại đa số thẩm phán phát huy bản lĩnh, chuyên nghiệp, xét xử nghiêm túc”, Chánh án Nguyễn Hòa Bình nói.
Chánh án Nguyễn Hòa Bình cũng khẳng định sự nể nang không phải là nguyên nhân chính dẫn đến tỉ lệ hủy, sửa án hành chính cao. Nguyên nhân còn có việc cung cấp tài liệu của UBND các cấp cho người dân không đầy đủ.
“Trong án hành chính thì trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ thuộc các bên. Việc chuẩn bị đủ hay không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng xét xử. Thông thường UBND các cấp phải có trách nhiệm cung cấp tài liệu theo yêu cầu của người dân nhưng việc cung cấp hạn chế nên tài liệu không đủ”, Chánh án Nguyễn Hòa Bình thông tin.
Một nguyên nhân quan trọng khác là sự tham gia của chính quyền các cấp trong các phiên tòa hành chính còn hạn chế. Theo quy định, Chủ tịch UBND khi bị kiện phải ra tòa, hoặc chỉ được ủy quyền đến cấp phó, nhưng thông thường với án hành chính cấp tỉnh, việc chủ tịch ra tòa còn hạn chế. Đây là nguyên nhân chính khiến án hành chính bị hủy, sửa chậm được khắc phục.
Về giải pháp để hạn chế tình trạng cả nể, nâng cao chất lượng xét xử án hành chính trong thời gian tới, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, tòa án nhân dân các cấp sẽ nâng cao chất lượng xét xử; đổi mới hoạt động tố tụng hành chính bằng cách giao vụ án ở UBND huyện cho tòa án tỉnh xử, án ở UBND cấp tỉnh thì sẽ thành lập tòa chuyên trách.
Về việc các vụ việc, vụ án quá thời hạn do nguyên nhân chủ quan, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cho rằng, tình trạng này đang từng bước được khắc phục, giảm thiểu và ngành tòa án sẽ tiếp tục khắc phục trong thời gian tới.
Trả lời đại biểu Trần Thị Thanh Hương, Chánh án Nguyễn Hòa Bình nói, nguyên nhân là do áp lực công việc quá nhiều, một thẩm phán cùng lúc phải giải quyết số lượng công việc gấp đôi so với quy định nên ảnh hưởng đến thời gian giải quyết vụ án.
"Một nguyên nhân chủ quan khác là năng lực, trách nhiệm của một số thẩm phán còn kém", Chánh án Nguyễn Hòa Bình thừa nhận và cho biết, về cơ bản, việc giải quyết án quá hạn đã được khắc phục, mỗi năm chỉ còn dưới 200 vụ việc giải quyết bị quá hạn.
THẢO NGUYÊN
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.