• Click để copy

Băn khoăn về đề xuất thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Bộ Tài chính đề xuất áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường nhằm kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì. Bày tỏ sự nhất trí với mục tiêu bảo vệ sức khỏe người dân khi ban hành chính sách thuế, song nhiều ý kiến đề xuất, việc tăng thuế cần phải đánh giá toàn diện, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp.

Nước giải khát có đường có phải nguyên nhân chính gây béo phì?

Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo và lấy ý kiến rộng rãi với nhiều sửa đổi quan trọng. Trong đó, có nhiều ý kiến đóng góp về đề xuất bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường hơn 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Bộ Tài chính cho rằng việc tăng thuế với đồ uống có đường sẽ góp phần giảm tình trạng thừa cân, béo phì và tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm khác trong tương lai. Từ đó, giảm áp lực, quá tải với hệ thống y tế, bệnh viện.

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bày tỏ, có lẽ dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) là một trong những dự thảo ít chữ nhất nhưng lại ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp, ngành hàng, trong bối cảnh doanh nghiệp ngành đồ uống gặp nhiều khó khăn. Do đó, ban soạn thảo cần cân nhắc sức chịu đựng của doanh nghiệp, ngành hàng và lợi ích cuối cùng của sắc thuế.

Băn khoăn về đề xuất thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường
 Người dân lựa chọn sản phẩm đồ uống tại siêu thị ở quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.

Trên thực tế, vẫn còn rất nhiều băn khoăn về cơ sở khoa học xác định và khẳng định nước giải khát có đường là nguyên nhân chính gây nên tình trạng thừa cân, béo phì tại Việt Nam, để từ đó giúp các nhà hoạch định chính sách có những đề xuất hợp lý. Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) thông tin, chúng ta chưa có một nghiên cứu tổng thể và toàn diện nào về việc mức độ thừa cân, béo phì là do nước giải khát có đường. Đây là một trong những điểm cần có nghiên cứu sâu hơn để đưa ra sắc thuế phù hợp.

Cùng cách nhìn nhận, bà Chu Thị Vân Anh, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam cho biết, hiệu quả của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt lên đồ uống có đường với mục tiêu bảo vệ sức khỏe là không rõ ràng, bởi nước giải khát có đường không phải là nguyên nhân chính và duy nhất dẫn đến bệnh thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm. Trên thực tế, bệnh béo phì là căn bệnh phức tạp, do nhiều yếu tố gây ra, bao gồm nạp dư thừa năng lượng, thiếu hoạt động thể chất... Các khuyến cáo được Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế đưa ra trong việc giảm thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm là một chế độ ăn cân bằng tất cả chất dinh dưỡng; tăng cường các hoạt động thể chất; các chất cần phải hạn chế gồm các chất béo, muối, đường, các thực phẩm giàu năng lượng.

Từ góc độ của chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với các loại nước giải khát có đường tại một số nước chưa mang lại hiệu quả mong muốn. Người tiêu dùng giảm tiêu thụ lượng nước giải khát có đường, nhưng lại tìm kiếm các loại nước giải khát khác có đường đơn giản hơn. Ví dụ, ở bang California, Mỹ, sau khi áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường, năng lượng đưa vào từ nước giải khát có đường chỉ giảm 6kcal, nhưng năng lượng từ nước giải khát thông thường khác lại tăng lên 35kcal/ngày.

Ảnh hưởng không nhỏ tới doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ

Tình hình kinh tế dự đoán còn tiếp tục khó khăn, các doanh nghiệp ngành đồ uống bày tỏ mong muốn Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành quan tâm, cân nhắc, bảo đảm cân bằng giữa mục tiêu tăng thu ngân sách, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và hài hòa các lợi ích nhằm ổn định kinh tế. Theo bà Chu Thị Vân Anh, hiện các doanh nghiệp trong ngành đồ uống đã và đang đồng thời chịu nhiều sức ép từ các trách nhiệm tài chính mới như trách nhiệm tái chế và có thể phải thực hiện một số trách nhiệm khác như kiểm kê và giảm phát thải khí nhà kính... theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường. Do vậy, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường lúc này sẽ gây ra các tác động lớn đến sự phục hồi của ngành nước giải khát, ảnh hưởng chung đến lao động, việc làm và nền kinh tế.

Ông Nguyễn Văn Phụng, Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường không chỉ có nguy cơ giảm thu ngân sách từ thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ tới các ngành công nghiệp phụ trợ có liên quan như ngành mía đường, bán lẻ, bao bì và hậu cần. Do đó, cơ quan soạn thảo cần đưa ra những nghiên cứu cụ thể, bảo đảm nhất quán với định hướng, chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ phục hồi và phát triển doanh nghiệp. Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) cần có đánh giá cụ thể, toàn diện về tác động của các đề xuất, tránh tạo ra những rủi ro chính sách cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng của ngành nước giải khát.

Bài và ảnh: MINH HUYỀN

Bài liên quan

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.