Báo cáo UBND TP. Hồ Chí Minh các trường hợp tăng giá bất hợp lý
UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có công văn gửi các sở ngành, UBND TP. Thủ Đức và các quận huyện về việc triển khai các giải pháp quản lý điều hành giá các tháng cuối năm 2022.
Theo đó, UBND TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo đối với hàng hoá, dịch vụ do nhà nước định giá các sở, ngành đơn vị tiếp tục thực hiện các phương án đã được phê duyệt tại Thông báo số 81, Thông báo số 179 của Văn phòng Chính phủ.
Thường xuyên theo dõi, kịp thời báo cáo UBND TP. Hồ Chí Minh, đồng gửi Sở Tài chính các trường hợp tăng giá bất hợp lý của các tổ chức, cá nhân kinh doanh mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá trên địa bàn thành phố.
Các tổ chức, cá nhân kinh doanh mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá tăng giá bất hợp lý cần báo ngay UBND TP. Hồ Chí Minh. (Ảnh: Tú Uyên)
TP. Hồ Chí Minh giao Sở Tài chính theo dõi diễn biến giá thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu để có biện pháp điều hành phù hợp. Sở cần chủ động phân tích, dự báo diễn biến thị trường phục vụ kịp thời yêu cầu của lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Bộ Tài chính và UBND TP. Hồ Chí Minh
Giao Sở Công Thương, tăng cường theo dõi sát diễn biến cung cầu các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu. Đồng thời, chủ trì phối hợp các sở ngành thực hiện các chương trình bình ổn thị trường, nhất là chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực thực phẩm, góp phần ổn định thị trường.
Sở Công thương phối hợp cùng Sở Tài chính phân tích, dự báo thông tin thị trường, tham mưu kịp thời cho UBND TP. Hồ Chí Minh các giải pháp cân đối cung cầu thị trường, quản lý, điều hành giá.
Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các sở, ngành tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh để chuẩn bị đầy đủ nguồn cung hàng, dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
Giao Sở Giao thông Vận tải theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu; tăng cường tổ chức rà soát kê khai giá của doanh nghiệp để đánh giá việc tăng giá phù hợp với biến động của các yếu tố đầu vào, đặc biệt chi phí xăng dầu trong các yếu tố hình thành giá.
Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành niêm yết giá và thu vé đúng giá niêm yết đối với các đơn vị kinh doanh vận tải. Từ đó tham mưu UBND TP. Hồ Chí Minh các giải pháp quản lý giá cước vận tải, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tăng giá bất hợp lý, thu cao hơn mức giá kê khai, niêm yết.
Cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá theo thẩm quyền; xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm hàng tăng giá bất hợp lý; công khai kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.
UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện tăng cường kiểm tra, kiểm soát và có biện pháp xử lý đối với các điểm bán hàng tự phát xung quanh các chợ truyền thống, các chợ đầu mối và khu dân cư.
Trước đó, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cũng đã triển khai các biện pháp quản lý giá, xem xét mức cung cầu hàng hóa trên thị trường đến TP. Thủ Đức, các quận, huyện, doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường giá…
Cụ thể, Sở Công Thương yêu cầu hệ thống phân phối hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện lợi...) dự báo nhu cầu thị trường, phối hợp chặt chẽ với các nhà cung cấp để bình ổn thị trường, xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hoá, giá cả ổn định, không tăng giá bất hợp lý.
Khi có dấu hiệu khan hiếm hàng hoá, thiếu nguồn cung tại hệ thống, đề nghị các siêu thị, cửa hàng tiện lợi... báo cáo về Sở để kịp thời phối hợp xử lý.
Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cũng yêu cầu các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường chủ động nguồn hàng, cung ứng hàng hóa đủ số lượng đăng ký, bán đúng giá đã được Sở Tài chính phê duyệt.
Ở kênh phân phối truyền thống, Sở yêu cầu các công ty quản lý chợ đầu mối tăng cường theo dõi số lượng hàng hóa xuất nhập, nguồn gốc xuất xứ, giá gốc và giá tại chợ, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và yêu cầu thương nhân tuân thủ quy định niêm yết giá.
Ngoài Sở Công Thương, Sở Tài chính TP. Hồ Chí Minh cũng yêu cầu các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường thành phố rà soát, tính toán lại giá bán phù hợp với mức giá giảm của xăng dầu.
Nguyễn Tùng
Tin mới
Hoàn thiện thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Chiều 14-11, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức Hội nghị thường niên 1M4V năm 2024: “Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
Bộ tư lệnh TP Hồ Chí Minh tăng cường phối hợp với các trường đại học trên địa bàn
Nhân kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam, ngày 14-11, đoàn công tác Bộ tư lệnh TP Hồ Chí Minh đã đến thăm, chúc mừng thầy, cô giáo các trường đại học, trung tâm giáo dục trên địa bàn thành phố.
Tạo "đòn bẩy" trong quản lý chất lượng bệnh viện quân y
Quản lý chất lượng (QLCL) bệnh viện là nội dung quan trọng nâng cao chất lượng hoạt động, uy tín, sự phát triển bệnh viện nói chung, các bệnh viện quân y nói riêng.
Bệnh viện Quân y 175 phối hợp hỗ trợ bệnh nhân ung thư
Chiều 14-11, tại Viện Ung bướu và Y học hạt nhân, Bệnh viện Quân y 175 phối hợp với Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) và Công ty P&G Việt Nam tổ chức chương trình "Siêu thị nhân ái" hỗ trợ bệnh nhân ung thư có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại bệnh viện.
Đau đáu “giữ lửa” nghệ thuật sân khấu cải lương
Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024 diễn ra từ ngày 25-10 đến 15-11 tại TP Cần Thơ mang đến nhiều trăn trở cho người làm nghề và cả khán giả.
Chớ khen... ngược đời
Ở tổ chức, cơ quan, đơn vị nào cũng vậy, mỗi dịp cuối năm đều tiến hành bình xét khen thưởng cá nhân và tập thể tiêu biểu trong các lĩnh vực.