• Click để copy

Bảo quản an toàn thực phẩm cho người dân vùng bão, lũ

Trong số hàng cứu trợ người dân vùng bão, lũ có nhiều loại thực phẩm do các nhóm hay hộ gia đình tự chế biến. Đây là hoạt động nhân văn và rất đáng trân trọng, thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ khó khăn với người dân vùng bão, lũ. Tuy nhiên, việc vận chuyển thực phẩm không đơn giản, mất nhiều thời gian di chuyển, cung đường khó khăn, do vậy, cần phải bảo quản thực phẩm đúng cách để khi tới tay người dân vùng bão, lũ bảo đảm an toàn cho việc sử dụng.

Theo khuyến cáo của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), việc tự chế biến, đóng gói thực phẩm và hút chân không có thể giúp kéo dài thêm thời gian bảo quản, nhưng nếu không làm đúng cách có thể dẫn đến nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, đặc biệt là ô nhiễm vi khuẩn yếm khí (vi khuẩn sinh trưởng trong môi trường thiếu không khí), sinh độc tố gây ngộ độc cho người sử dụng.

Một trong các vi khuẩn yếm khí thường gây ngộ độc trong các loại thực phẩm đồ hộp, thực phẩm bao gói hút chân không là vi khuẩn Clostridium botulinum - kỵ khí tuyệt đối, sinh bào tử (dạng tồn tại của vi khuẩn trong môi trường bất lợi). Độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum chỉ sinh ra trong môi trường kỵ khí, có độc lực rất mạnh và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe con người, thậm chí có thể gây tử vong chỉ với liều lượng rất nhỏ.

Bảo quản an toàn thực phẩm cho người dân vùng bão, lũ
Người dân xóm Bắc Thành, xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên nấu cơm hỗ trợ các gia đình bị ngập do mưa, lũ. Ảnh: THU HOÀI 

Để bảo đảm an toàn thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bị thiên tai, bão, lũ, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cần ưu tiên quyên góp, ủng hộ lương thực, thực phẩm bao gói sẵn, có hạn sử dụng, bảo quản dài ngày, như: Lương khô, các loại thực phẩm đóng hộp, bao gói kín (thịt, cá, rau, củ, quả đóng hộp, mì ăn liền, xúc xích tiệt trùng, nước uống đóng chai, đóng bình...) của các cơ sở chế biến được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận bảo đảm an toàn thực phẩm, có ghi nhãn và hạn sử dụng đầy đủ theo quy định. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân nên ủng hộ vitamin, men tiêu hóa hỗ trợ sức khỏe cho trẻ em, người già trong vùng bão, lũ.

Đối với thực phẩm tự chế biến, bao gói hút chân không dùng để hỗ trợ người dân vùng bão, lũ, cần lưu ý lựa chọn các loại phù hợp, như: Thịt khô, cá khô, bỏng ngô, bỏng gạo, các loại bánh có lá bọc được chế biến, đun kỹ (nhiều giờ) như bánh chưng, bánh tét. Tuy nhiên, đối với các loại bánh có lá bọc, lưu ý sau khi vớt bánh cần để ở nơi sạch sẽ, ép ráo nước, để nguội trước khi đóng gói hút chân không. Khi đóng gói và hút chân không nên để mảnh giấy ghi ngày sản xuất bên trong màng gói để người vận chuyển và người sử dụng biết, bố trí thời gian cấp phát, sử dụng phù hợp. Nên hỗ trợ những loại thực phẩm tự chế biến, bao gói hút chân không cho những khu vực mà thời gian vận chuyển ngắn.

Người sử dụng thực phẩm cứu trợ cần kiểm tra bao gói thực phẩm được cấp phát, cứu trợ trước khi ăn. Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm đã hết hạn sử dụng, thực phẩm đóng hộp bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường. Thực phẩm đóng hộp không phồng, nhưng khi mở ra nghe tiếng "xì" tức là có không khí ở trong, hơi “nặng mùi” thì cũng không nên sử dụng để đề phòng đã bị nhiễm vi khuẩn kỵ khí, đặc biệt là độc tố botulinum. Đối với các loại thực phẩm mà người dân tự chế biến, như bánh chưng, bánh giầy, bánh tét..., trước khi sử dụng cần quan sát kỹ, nếu phía trong màng bọc có các bóng khí, màng bọc căng phồng hoặc khi mở màng bọc ra thực phẩm bị nhớt, mốc, có mùi vị khác thường... thì tuyệt đối không sử dụng.

DIỆP CHÂU

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.