Bầu cử Mỹ: Cuộc tranh luận căng thẳng giữa 2 ứng cử viên Joe Biden và Donald Trump
Được tổ chức vào ngày 27-6, cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên trên truyền hình giữa hai ứng cử viên chính trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới sẽ độc đáo về nhiều mặt.
Cuộc tranh luận trực tiếp đặc biệt
Ngày 27-6, giờ địa phương, Tổng thống đương nhiệm Joe Biden, ứng cử viên Đảng Dân chủ, và cựu Tổng thống Donald Trump, ứng cử viên Đảng Cộng hòa sẽ gặp nhau trên kênh CNN để tham gia cuộc tranh luận tổng thống trên truyền hình đầu tiên của mùa bầu cử này, 4 tháng trước cuộc bầu cử chính thức vào ngày 5-11.
Không đáp ứng các điều kiện để tham gia, cụ thể là đạt được ít nhất 4 cuộc thăm dò quốc gia với tỷ lệ 15% và đủ điều kiện ở đủ số bang để giành được phiếu bầu, ứng cử viên độc lập Robert F.Kennedy Jr. sẽ không tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng. Do đó, cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa 2 ứng cử viên Joe Biden và Donald Trump sẽ khởi động giai đoạn cuối cùng của chiến dịch bầu cử mà các nhà quan sát về đời sống chính trị Mỹ và người Mỹ sẽ xem xét kỹ lưỡng.
![]() |
Ứng cử viên Joe Biden và Donald Trump, trong cuộc tranh luận cuối cùng của cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, tại Đại học Belmont ở Nashville, Tennessee, ngày 22-10-2020. Ảnh: AFP |
Cuộc tranh luận trực tiếp này này đặc biệt vì Ủy ban độc lập về tranh luận tổng thống sẽ không giám sát cuộc tranh luận, lần đầu tiên kể từ khi thành lập vào năm 1988. Trên thực tế, hai ứng cử viên đã quyết định bỏ qua Ủy ban để đàm phán trực tiếp về việc sắp xếp với kênh truyền hình CNN. Do đó, đây sẽ là một cuộc trao đổi kéo dài 90 phút, không có khán giả, được ngắt quãng bằng hai thời gian nghỉ quảng cáo. Trong thời gian này, các nhóm chiến dịch sẽ không thể tương tác với các nhân vật chính.
Nhưng đó chưa phải là tất cả: Cả hai sẽ không được phép ghi chú bên mình, không có khán giả và micro sẽ bị ngắt đối với bất kỳ ai đang đợi đến lượt mình phát biểu, để tránh tạp âm.
Một yếu tố khác thường: Thời điểm tranh luận trực tiếp trên truyền hình sẽ diễn ra trước các đại hội của Đảng Cộng hòa (từ ngày 15 đến 18-7) và Đảng Dân chủ (từ ngày 19 đến 22-8) nhằm chính thức hóa việc ứng cử của những người chiến thắng trong các cuộc bầu cử sơ bộ, thông qua một cuộc bầu cử chính thức bằng phiếu của đại biểu mỗi bên.
Không quyết định thắng lợi cuối cùng
Khi nói đến các cuộc tranh luận bầu cử trên truyền hình giữa các ứng cử viên ở giữa chiến dịch bầu cử, cuộc đối đầu trên truyền hình đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, vào ngày 26-9-1960, giữa John Fitzgerald Kennedy và Richard Nixon luôn xuất hiện. Trong khi đảng viên Đảng Dân chủ dường như đã thua trong cuộc tranh luận trên đài phát thanh đầu tiên, thì sự xuất hiện của ông trên màn ảnh trong cuộc tranh luận thứ hai đã đảo ngược xu hướng nhờ sức hút và sự thoải mái trước ống kính.
Tuy nhiên, ngoài ví dụ cụ thể này, hầu hết các nhà nghiên cứu khoa học chính trị đều kết luận rằng, tác động của những cuộc tranh luận trực tiếp này đối với ý định bỏ phiếu của cử tri là bằng 0 hoặc gần như bằng 0.
Antoine Yoshitaka, Phó giáo sư khoa Khoa học chính trị tại Đại học New York ở Buffalo, nhớ lại: “Các cuộc tranh luận trên truyền hình là một trong những khía cạnh của chiến dịch bầu cử-nơi có khoảng cách lớn nhất giữa khoa học chính trị và tầm quan trọng của các phương tiện truyền thông”.
Nhà kinh tế Caroline Le Pennec xác nhận trong một cuộc phỏng vấn tờ Le Point rằng, hầu hết các cuộc tranh luận trên truyền hình đều có "tác động hoàn toàn không đáng kể đến việc ra quyết định của cử tri”.
Lần này liệu có giống như nhận định trên?
Theo slate.fr, sự nghi ngờ vẫn tồn tại rất lớn trong năm bầu cử đặc biệt này, trong đó các chủ đề về tuổi tác và khả năng nhận thức ảnh hưởng đến chiến dịch tranh cử của ông Biden và ở mức độ thấp hơn là của ông Trump.
PHƯƠNG LINH (theo slate.fr)
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.