Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Hai ứng cử viên "so găng" ở Philadelphia
Sáng 11-9 (theo giờ Việt Nam), hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ là Phó tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump đã có cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên tại Trung tâm Hiến pháp quốc gia ở thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania.
Cuộc tranh luận trực tiếp giữa bà Harris và ông Trump do đài ABC News tổ chức khi chỉ còn chưa đầy hai tháng nữa là đến ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5-11) - sự kiện được mô tả là "sân khấu chính trị" lớn nhất nước Mỹ. Đây cũng là cuộc tranh luận trực tiếp duy nhất được lên kế hoạch giữa hai ứng cử viên của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa.
Theo quy tắc được thống nhất trước đó, cuộc tranh luận kéo dài trong 90 phút với hai lần nghỉ dành cho quảng cáo. Hai ứng cử viên không được phép mang đạo cụ hoặc ghi chú viết sẵn lên sân khấu và chỉ được cung cấp một cây bút, một tập giấy, một chai nước. Đặc biệt, micro của ứng cử viên này sẽ bị tắt trong thời gian ứng cử viên kia đang phát biểu.
![]() |
Ông Donald Trump và bà Kamala Harris trong cuộc tranh luận trực tiếp ngày 11-9. Ảnh: NBC News |
Cuộc tranh luận mở màn với tình huống khiến những người theo dõi khá bất ngờ khi ứng cử viên Đảng Dân chủ Kamala Harris chủ động đến gần, bắt tay đối thủ của mình và nói: "Tôi là Kamala Harris. Chúng tay hãy có một cuộc tranh luận tốt đẹp”. Ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump đáp lại: “Rất vui được gặp bà”. Theo tờ USA Today, đây là cái bắt tay đầu tiên giữa các ứng cử viên Tổng thống Mỹ trong một cuộc tranh luận trực tiếp kể từ lần đối mặt giữa ông Trump và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton hồi năm 2016.
Tuy nhiên, những phút sau đó của cuộc tranh luận chứng kiến màn đấu khẩu nảy lửa của hai ứng cử viên về hàng loạt vấn đề mà cử tri Mỹ đang quan tâm như: Kinh tế, chính sách đối ngoại, nhập cư và biên giới, quyền nạo phá thai, cuộc xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas hay việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan vào năm 2021... Điển hình là Phó tổng thống Harris công kích ông Trump đã tạo ra một nền kinh tế yếu kém và thâm hụt thương mại kỷ lục trong thời gian ông ngồi ghế Tổng thống Mỹ, đồng thời chỉ trích các đề xuất của ông liên quan đến chính sách thuế quan và thương mại. Ứng cử viên Trump “phản đòn” bằng cách đổ lỗi cho Tổng thống Joe Biden và Phó tổng thống Kamala Harris đã dẫn tới một nền kinh tế với tỷ lệ lạm phát cao chưa từng thấy và thực hiện chính sách nhập cư gây hại cho nước Mỹ...
Không lâu sau khi cuộc tranh luận kết thúc, đội ngũ vận động tranh cử của cả hai ứng cử viên đã đưa ra những tuyên bố khác nhau. Các cố vấn hàng đầu của cựu Tổng thống Trump tự tin nói rằng, ông Trump đã có “màn trình diễn tuyệt vời” ở Philadelphia và giành “chiến thắng rõ ràng”. Trong khi đó, các cố vấn của Phó tổng thống Kamala Harris cho rằng, bà Harris không những thể hiện sự kiểm soát mạnh mẽ đối với các vấn đề tranh luận và truyền đạt các thông điệp một cách rõ ràng, mà còn nhiều lần khiến đối thủ của mình “mắc bẫy”.
Cũng có không ít ý kiến cho rằng “màn so găng” vừa qua giữa bà Harris và ông Trump đã diễn ra hấp dẫn với kết quả “cân tài cân sức”.
Chưa rõ từ nay đến ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 có thêm cuộc tranh luận nào giữa hai ứng cử viên hay không, dù đội ngũ vận động tranh cử của Phó tổng thống Kamala Harris đã kêu gọi tổ chức cuộc tranh luận thứ hai vào tháng 10 tới.
Pennsylvania, nơi diễn ra cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa hai ứng cử viên Harris và Trump, được đánh giá là một trong các bang chiến trường có thể đóng vai trò then chốt trong việc quyết định kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay. Theo tờ USA Today, các cuộc thăm dò cũng cho thấy, hiện hai ứng cử viên đang bám đuổi sát nút ở các bang chiến trường quan trọng như Arizona, Pennsylvania hay Georgia.
ANH VŨ
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.