Bế mạc Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ ba khóa X
Chiều 20-2, Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam lần thứ ba khóa X đã bế mạc. Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam điều hành phiên bế mạc.
Nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm
Mở đầu phiên làm việc buổi chiều, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch - Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trình bày báo cáo tổng hợp, tiếp thu giải trình các ý kiến thảo luận phiên sáng nay.
![]() |
Quang cảnh Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ ba khóa X chiều 20-2. |
Theo đó, tại các tổ thảo luận, các đại biểu phát biểu ý kiến và một số ý kiến góp ý bằng văn bản. Các đại biểu đã đánh giá, góp ý toàn diện, tâm huyết, sâu sắc vào các nội dung trình hội nghị.
![]() |
Đồng chí Đỗ Văn Chiến điều hành phiên bế mạc. |
Cụ thể, về Quy chế hoạt động, các đại biểu đánh giá bản dự thảo phù hợp với quy định của Đảng, Nhà nước và thực tiễn công tác Mặt trận. Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề nghị bổ sung cơ chế phối hợp chặt chẽ hơn giữa các cấp ủy ban, đặc biệt trong việc tham gia tiếp xúc cử tri để nắm bắt tình hình nhân dân. Các đại biểu nhấn mạnh việc tổ chức các cuộc họp cần chủ yếu diễn ra trực tiếp để bảo đảm trao đổi thực chất, hạn chế hình thức họp trực tuyến hoặc lấy ý kiến bằng văn bản trừ trường hợp cần thiết. Đồng thời, cần làm rõ hơn chức năng phản biện xã hội của MTTQ trong quy chế hoạt động.
![]() |
Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà báo cáo trước hội nghị. |
Về Chương trình làm việc toàn khóa, các ý kiến đánh giá nội dung đề ra tương đối toàn diện nhưng đề nghị nâng cao chất lượng chuẩn bị để các cuộc họp đi vào thực chất, tránh hình thức. Một số chuyên đề quan trọng như chuyển đổi số, tổng kết 10 năm thực hiện Luật MTTQ cần được đưa vào nội dung thảo luận sớm hơn. Ngoài ra, có đề xuất Mặt trận cần ra lời kêu gọi toàn dân thích ứng với kỷ nguyên mới, đồng thời xây dựng đề xuất Luật Giám sát của nhân dân do Mặt trận chủ trì để đưa vào Chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội.
Về triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW của Đảng về khoa học - công nghệ và chuyển đổi số, các đại biểu nhấn mạnh đây là động lực quan trọng để phát triển đất nước. Các ý kiến tập trung vào vai trò của MTTQ trong huy động nguồn lực từ các tổ chức thành viên, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, cùng các chuyên gia trong và ngoài nước. Đặc biệt, có đề xuất thành lập Ban Khoa học - Công nghệ trực thuộc MTTQ Việt Nam để tiếp nhận và phản biện các sáng kiến, giải pháp từ kiều bào và giới khoa học - công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động của MTTQ.
![]() |
![]() |
Các đại biểu thảo luận. |
Liên quan đến triển khai Kết luận số 123-KL/TW về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên, nhiều ý kiến đề nghị Mặt trận đóng vai trò giám sát và vận động nhân dân hưởng ứng chủ trương phát triển bền vững, không chỉ tập trung vào tốc độ tăng trưởng mà còn bảo đảm yếu tố môi trường và an sinh xã hội. Các đại biểu cho rằng khu vực tư nhân có nhiều dư địa phát triển, cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, đồng thời cắt giảm thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh. Một số ý kiến đề xuất phát động phong trào tiết kiệm, chống lãng phí trong toàn dân, đồng thời trích nguồn tiết kiệm này để thực hiện các chương trình an sinh xã hội.
Về phản ánh ý kiến, kiến nghị của nhân dân, nhiều đại biểu cho biết nhân dân đánh giá cao công tác phòng, chống tham nhũng nhưng mong muốn việc chống lãng phí cũng phải được thực hiện quyết liệt hơn, tránh tình trạng các dự án dở dang kéo dài, gây thất thoát tài nguyên. Ngoài ra, việc tinh gọn bộ máy cần bảo đảm hiệu quả, tránh tình trạng cán bộ có năng lực bị loại bỏ, trong khi người yếu kém vẫn ở lại. Một số vấn đề bức xúc khác được đề cập như ô nhiễm môi trường, tội phạm công nghệ, công tác xóa đói, giảm nghèo ở vùng khó khăn.
Hội nghị thống nhất tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện chương trình hành động của MTTQ Việt Nam trong thời gian tới.
Hiệp thương cử bổ sung 2 vị tham gia Ủy ban, Đoàn Chủ tịch
Tại hội nghị, Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Tô Thị Bích Châu đã trình bày Tờ trình của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về việc hiệp thương cử nhân sự tham gia Ủy ban, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024-2029.
Đề án nhân sự Đại hội X hiệp thương số lượng Ủy viên Ủy ban là 405 vị, Đoàn Chủ tịch là 72 vị, Ban Thường trực 6 vị. Tính đến thời điểm tổ chức Hội nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lần thứ hai (ngày 20-2), số lượng Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam là 375 vị, Ủy viên Đoàn Chủ tịch là 66 vị, Ban Thường trực có 5 vị.
![]() |
![]() |
![]() |
Đại biểu tiến hành biểu quyết tại hội nghị. |
Từ nội dung Tờ trình, 100% đại biểu tham dự hội nghị nhất trí, đồng thuận cao biểu quyết, hiệp thương cử bổ sung đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; đồng chí Đinh Công Thực, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Thọ tham gia Ủy ban, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024-2029.
![]() |
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tặng hoa chúc mừng 2 vị tham gia Ủy ban, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X. |
Hai nhân sự thôi tham gia theo quy định của Điều lệ MTTQ Việt Nam là đồng chí Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (chuyển công tác) và đồng chí Nguyễn Hải, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Thọ (chuyển công tác).
![]() |
Trao Cờ xuất sắc toàn diện cho Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố. |
Sau thời gian một ngày làm việc trách nhiệm, dân chủ, đoàn kết, Hội nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lần thứ ba khóa X đã thành công tốt đẹp.
Tin, ảnh: HOÀNG VIỆT
Tin mới
3 phương thức xét tuyển đại học, cao đẳng quân sự hệ chính quy năm 2025
Cơ quan Thường trực Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng vừa thông báo một số nội dung về xét tuyển vào đào tạo đại học, cao đẳng quân sự hệ chính quy năm 2025.
Hà Nội: Tăng cường xử lý tình trạng đi trên vỉa hè, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều
Vào giờ cao điểm tại nút giao Ngã Tư Sở (Hà Nội), nhiều người đi xe máy cố tình leo lên vỉa hè, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều để tiết kiệm thời gian khi giao thông trở nên đông đúc.
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại biểu tướng lĩnh, Anh hùng LLVT nhân dân, điệp báo, biệt động Sài Gòn, du kích, cựu TNXP, dân công hỏa tuyến
Chiều 21-4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại biểu tướng lĩnh, Anh hùng lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân, điệp báo, biệt động Sài Gòn, du kích, cựu Thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 / 30-4-2025).
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó chủ tịch Quốc hội Lào
Chiều 21-4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Phó chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Suvon Luongbunmi nhân dịp dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội Lào thăm và làm việc tại nước ta.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quyết tâm giải quyết 5 phương thức giao thông cho Đồng bằng sông Cửu Long
Chiều 21-4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về tình hình triển khai các dự án giao thông trọng điểm khu vực phía Nam.
Giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước đạt 78,7 nghìn tỷ đồng
Theo Bộ Tài chính, tình hình giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025 đến ngày 31-3-2025 là 78,7 nghìn tỷ đồng, đạt 9,53% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2024 (12,27%).