Bệnh viện E: Cúm có thể gây biến chứng nguy hiểm ở người trẻ, khỏe mạnh
Trong bối cảnh bệnh cúm mùa đang có diễn biến phức tạp và số ca mắc ngày càng gia tăng, Bệnh viện E khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa cúm để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng. Việc tiêm phòng vaccine, duy trì vệ sinh cá nhân và theo dõi sức khỏe kịp thời là những giải pháp quan trọng giúp giảm nguy cơ lây nhiễm và biến chứng nguy hiểm.
Theo các bác sĩ Bệnh viện E, không chỉ người cao tuổi hay người có bệnh nền, cúm còn có thể gây biến chứng nguy hiểm ở người trẻ, khỏe mạnh. Trường hợp của người bệnh N.N.P (nữ, 30 tuổi, Hà Nội) là một ví dụ. Trước khi nhập viện 4 ngày, người bệnh xuất hiện sốt cao kèm đau đầu, đau họng, ho có đờm, sổ mũi, đau mỏi người. Sau khi tự test cúm tại nhà và có kết quả dương tính, người bệnh đã tự dùng Tamiflu trong 2 ngày. Tuy nhiên, tình trạng còn sốt cao và mệt mỏi khiến người bệnh phải đến khám tại khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E. Tại đây, người bệnh được chẩn đoán mắc cúm B bội nhiễm và được chỉ định điều trị bằng kháng sinh, kháng virus cúm, kết hợp các biện pháp hỗ trợ như giảm ho, hạ sốt và bù nước điện giải.
![]() |
Bác sĩ Bệnh viện E thăm khám cho bệnh nhân mắc cúm. |
Bác sĩ Đinh Thị Bích Thục, khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện E) cho biết, từ tháng 1 đến nay, khoa Bệnh Nhiệt đới tiếp nhận khám và điều trị cho khoảng 250 ca bệnh cúm các loại. Tuy nhiên, thời gian từ sau Tết Nguyên đán 2025, số ca mắc cúm đến khám và điều trị có xu hướng gia tăng, trung bình khoảng 10 bệnh nhân mắc cúm mỗi ngày. Cao điểm có ngày bác sĩ của khoa Bệnh Nhiệt đới khám cho gần 40 người bệnh thì có hơn một nửa người bệnh mắc cúm. Hiện tại khoa Bệnh Nhiệt đới đang tiếp nhận và điều trị nội trú cho hơn 20 người bệnh mắc cúm các loại.
Bác sĩ Đinh Thị Bích Thục nhấn mạnh, bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc cúm, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau tùy theo từng đối tượng. Cúm mùa là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra, bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi. Mặc dù nhiều trường hợp cúm có thể tự hồi phục, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể diễn biến nặng, gây biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp, bội nhiễm vi khuẩn, thậm chí đe dọa tính mạng ở những trường hợp nặng.
Để phòng ngừa bệnh cúm mùa, các bác sĩ Bệnh viện E khuyến cáo người dân cần: Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi). Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết. Tiêm vaccine cúm mùa phòng bệnh. Thực hiện lối sống lành mạnh, ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm. Tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.
Lưu ý, khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, người dân không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.
Tin, ảnh: THANH XUÂN
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.