Biểu tình sinh viên phơi bày sự chia rẽ trong lòng nước Mỹ
Cuộc biểu tình sinh viên làm tê liệt Đại học (ĐH) Columbia-một trong những trường ĐH thuộc tốp đầu nước Mỹ-kết thúc đầy kịch tính khi đêm 30-4, cảnh sát chống bạo động New York mang theo lá chắn tràn vào khuôn viên trường và khống chế, bắt giữ hàng chục người biểu tình.
AP ngày 1-5 dẫn tuyên bố của người đại diện ĐH Columbia cho hay, các nhân viên Sở Cảnh sát New York (NYPD) đã được triển khai tới dẹp biểu tình sau khi nhận được yêu cầu trợ giúp từ lãnh đạo nhà trường. “Sau khi nắm được thông tin Hội trường Hamilton của ĐH Columbia bị người biểu tình chiếm giữ, phá hoại và phong tỏa, chúng tôi không còn lựa chọn nào khác... Quyết định liên hệ với NYPD là để đáp lại hành động của những người biểu tình, chứ không phải đáp trả mục đích mà họ đang tranh đấu. Hoạt động của trường không thể bị gián đoạn vô thời hạn bởi những người vi phạm luật pháp”, đại diện ĐH Columbia cho biết. Trước đó, người biểu tình đã chiếm giữ Hội trường Hamilton trong suốt 20 giờ.
Trong khi đó, nhiều cuộc đụng độ đã nổ ra giữa các nhóm biểu tình, cũng như giữa người biểu tình với cảnh sát chống bạo động. AP cho hay, cảnh sát đã càn quét khuôn viên các trường ĐH trên khắp nước Mỹ trong hai tuần qua, dẫn đến hơn 1.000 vụ bắt giữ. Theo Người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby, việc sinh viên chiếm giữ khuôn viên trường ĐH là “cách tiếp cận hoàn toàn sai lầm” và “không phải là một ví dụ về biểu tình ôn hòa”.
Cảnh sát bao vây Hội trường Hamilton của Đại học Columbia, TP New York (Mỹ), nơi người biểu tình chiếm giữ, đêm 30-4. Ảnh: Reuters |
Các cuộc biểu tình sinh viên đã lan ra nhiều trường ĐH trên khắp nước Mỹ, khởi đầu từ ĐH Columbia ở New York, nhằm phản đối các cuộc tấn công khốc liệt của Israel vào Gaza khiến hơn 34.000 dân thường thiệt mạng, đa số trong đó là phụ nữ và trẻ em. Nhiều sinh viên Mỹ coi đây là một phong trào ôn hòa nhằm phản đối chiến tranh, bảo vệ quyền được sống của người dân Palestine.
Tại khuôn viên ĐH Columbia, người biểu tình lần đầu tiên dựng lều từ hai tuần trước. Đáp lại, lãnh đạo trường yêu cầu cảnh sát đến dẹp biểu tình vào ngày hôm sau và bắt giữ hơn 100 người. Sự việc đã truyền cảm hứng cho một làn sóng dựng lều biểu tình tương tự tại các trường ĐH khắp nước Mỹ, như ĐH Nam California ở bang California, ĐH Emory ở bang Georgia, ĐH Emerson ở bang Massachusetts, ĐH George Washington ở Washington D.C... Bên cạnh việc phản đối chiến tranh, kêu gọi ngừng bắn, chấm dứt các cuộc tấn công của Israel vào Gaza, người biểu tình còn yêu cầu các trường đại học thoái vốn khỏi các nhà sản xuất vũ khí của Israel và Mỹ.
CNN nhận định, các cuộc biểu tình sinh viên đang phơi bày sự chia rẽ về hệ tư tưởng cũng như các trào lưu chính trị mới của đất nước. Nước Mỹ đã sẵn sàng đối mặt với một cựu Tổng thống-và có thể là Tổng thống tương lai-đang bị xét xử trong một vụ án hình sự. Trong trường hợp biểu tình kéo dài, chúng có thể làm trầm trọng thêm một mùa tranh cử, khiến cử tri Mỹ “thêm ghẻ lạnh với nền chính trị quốc gia”.
Các cuộc biểu tình lan rộng toàn quốc cũng nêu bật những gì có thể là một khoảnh khắc lịch sử khi những người Mỹ trẻ tuổi, tiến bộ ủng hộ chính nghĩa của người Palestine hơn bao giờ hết, gây ra những áp lực chính trị có thể thách thức sự ủng hộ lâu dài của lưỡng đảng đối với Israel. Tuy nhiên, họ cũng góp phần tạo nên làn sóng chủ nghĩa bài Do Thái trong xã hội Mỹ, khiến nhiều người Mỹ gốc Do Thái cảm thấy bị đe dọa tại chính đất nước mình, CNN bình luận.
Biểu tình cũng tạo ra một thách thức mới đối với Tổng thống Mỹ Joe Biden khi ông tìm cách tái tranh cử, trong bối cảnh cuộc xung đột ở Gaza “xé nát những rạn nứt sâu sắc” trong liên minh tranh cử khá mong manh của ông Joe Biden. Biểu tình lan rộng cho thấy Tổng thống Joe Biden cần phải ngăn chặn cuộc tấn công của Israel vào Rafah ở Gaza, mà nếu diễn ra, nó có thể tàn sát người dân vô tội và khiến phong trào biểu tình tại Mỹ diễn biến căng thẳng hơn. Khi đó, khó ai lường được những hậu quả chính trị trong nội bộ chính trường nước Mỹ.
Trong khi đó, các cuộc biểu tình sinh viên lại giúp ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump “vẽ lên một bức tranh đen tối về một quốc gia đang chìm trong bất ổn”. Trong một phát biểu gần đây, ông Donald Trump đã đổ lỗi cho Tổng thống đương nhiệm về các cuộc biểu tình, rằng ông Joe Biden cần phải làm gì đó “để ngăn chặn chủ nghĩa bài Do Thái đang tràn ngập nước Mỹ hiện nay”, rằng dường như chính đương kim Tổng thống cũng “chẳng có tiếng nói đáng kể nào” trong sự việc này.
HÀ PHƯƠNG
Tin mới
Hơn 1.000 cán bộ, nhân viên Bệnh viện Quân y 175 đi bộ đồng hành nâng cao nhận thức về bệnh đột quỵ
Sáng 30-11, tại TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) phối hợp chương trình Angels của Công ty TNHH Boehringer Ingelheim Việt Nam tổ chức chương trình đi bộ đồng hành nâng cao nhận thức cộng đồng về bệnh đột quỵ.
Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác: Kế thừa truyền thống anh hùng
Ngày 1-12-1964, Khoa Bỏng đầu tiên của cả nước, tiền thân của Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác (Học viện Quân y) được thành lập trên cơ sở Khoa Ngoại dã chiến thuộc Bệnh viện Quân y 103. Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác đã không ngừng phát triển, đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe bộ đội và nhân dân.
Trị bệnh lãng phí
Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác phòng, chống lãng phí, bởi lãng phí cùng với tham nhũng là nguyên nhân gây suy giảm nguồn lực con người, tài chính, giảm hiệu quả sản xuất, tăng gánh nặng chi phí, gây cạn kiệt tài nguyên; tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Từ đó làm giảm lòng tin của người dân với Đảng, Nhà nước, tạo rào cản vô hình cho phát triển kinh tế xã hội, bỏ lỡ thời cơ phát triển của đất nước.
Phòng, chống lãng phí – lời hiệu triệu chống “giặc nội xâm”
Bài viết "Chống lãng phí" Tổng Bí thư Tô Lâm như một lời hiệu triệu toàn đảng, toàn quân, toàn dân ta, các cấp, bộ, ban, ngành và mỗi người dân ra sức phòng, chống lãng phí, đẩy lùi “giặc nội xâm” khơi dậy sức dân và tăng cường nguồn lực cho đất nước.
Phải xem chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách, không của riêng ai
Thực tế qua hàng chục năm kiến thiết và phát triển đất nước, cho thấy, lãng phí nói chung và lãng phí tiền bạc, tài sản, nhân lực, thời gian nói riêng đã, đang là vấn nạn nhức nhối làm kìm hãm tiến trình xây dựng xã hội phồn vinh, đất nước cường thịnh. Cần chống lãng phí một cách mạnh mẽ, quyết liệt từ mỗi cá nhân, tổ chức để góp phần giữ gìn “sinh lực” quốc gia.
Củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác hiệu quả, thực chất giữa Việt Nam với Singapore, Nhật Bản
Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng và phu nhân, Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và phu nhân, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam và phu nhân thăm chính thức Cộng hòa Singapore và Nhật Bản từ ngày 1 đến ngày 7-12. Trước thềm chuyến công tác, Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Lê Thu Hà đã trả lời phỏng vấn báo chí về tầm quan trọng của chuyến thăm.