Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá, rượu, bia
Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi và tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trước khi trình Chính phủ, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét. Dự án Luật sửa đổi nhằm giải quyết những bất cập phát sinh; khuyến khích chuyển đổi từ hàng nhập khẩu sang sản xuất; hạn chế tiêu dùng hàng hoá có hại cho sức khoẻ...
Ảnh minh họa
Theo Bộ Tài chính, việc xây dựng Luật Thuế TTĐB sửa đổi nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, khơi thông, phát huy nguồn lực cho phát triển kinh tế- xã hội; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; thực hiện các cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, bảo đảm sự phù hợp với thông lệ quốc tế và góp phần ổn định nguồn thu cho NSNN.... Theo đó, mục tiêu cụ thể là mở rộng cơ sở thu thuế, hạn chế nhập khẩu, sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm có hại cho sức khoẻ, môi trường; khuyến khích đầu tư, sản xuất, nhập khẩu và sử dụng xe ô tô thân thiện môi trường. Đồng thời sửa đổi bất cập trong quy định hiện hành để bảo đảm tính minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện Luật.
Dự thảo Luật nghiên cứu bổ sung áp thuế TTĐB đối với các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe, môi trường và dịch vụ hạn chế sử dụng theo chủ trương của Đảng, Nhà nước như: đồ uống có đường; thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn; thuốc lá mới và thiết bị, bộ phận, dung dịch của thuốc lá mới; kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng,...Cụ thể như nghiên cứu điều chỉnh thuế suất thuế TTĐB đối với mặt hàng có hại cho sức khoẻ như: Thuốc lá, rượu, bia để hạn chế sản xuất, tiêu dùng. Theo Bộ Tài chính, nhiều quốc gia trên thế giới đang áp dụng thuế TTĐB với đồ uống có cồn vì ảnh hưởng tiêu cực của sản phẩm này đối với sức khoẻ khi người tiêu dùng lạm dụng, sử dụng nhiều. Hiện nay, thuế rượu, bia ở Việt Nam còn ở mức thấp, theo tính toán của WHO mới chiếm khoảng 30% giá bán lẻ trong khi ở nhiều nước tỷ lệ thuế chiếm từ 40-85% giá bán lẻ. Do vậy, để đảm bảo không gia tăng sử dụng rượu, bia trong thời gian tới cần điều chỉnh tăng thuế TTĐB đối với rượu, bia đảm bảo mức tăng giá rượu, bia sau khi điều chỉnh phải tăng kịp theo mức tăng thu nhập và lạm phát.
Đối với mặt hàng thuốc lá: WHO và Ngân hàng Thế giới khuyến nghị tỷ trọng thuế tiêu dùng nên chiếm 66% đến 75% (từ 2/3 đến 3/4) trên giá bán lẻ thuốc lá. Theo đánh giá của WHO, WB, IMF và các đối tác phòng chống tác hại của thuốc lá thì giá bán thuốc lá của Việt Nam vẫn còn ở mức thấp do tỷ lệ thuế trên giá bán lẻ chỉ chiếm khoảng 38,85% (theo WHO năm 2020 khi áp dụng thuế suất thuế TTĐB 75%) trong khi tỷ lệ thuế trên giá bán lẻ các nước là: Brunei 81%, Thái Lan 70%, Đức 75%, Pháp 80%... Mặc dù mặt hàng thuốc lá đã được tăng thuế suất thuế TTĐB theo lộ trình từ năm 2016-2019. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc lá cần được tiếp tục kiểm soát hơn nữa và lộ trình tăng thuế TTĐB trong thời gian vừa qua vẫn chưa đạt mục tiêu giảm sử dụng như đề ra.
Đặng Thu Hằng
Tin mới
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.
Trường chuyên, lớp chọn và mục tiêu phát triển toàn diện
Nhiều năm qua, mô hình trường chuyên, lớp chọn được coi là “vườn ươm” lý tưởng cho những học sinh giỏi, có năng lực nổi trội, kỳ vọng sẽ trở thành nhân tài trong tương lai. Tuy nhiên, cùng với sự chuyển mình của nền giáo dục toàn diện, mô hình này liệu có còn ưu việt hay đã đến lúc cần điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn?
Đổi tên 2 trường đại học
Ngày 4-7-2025, Phó thủ tướng Lê Thành Long đã ký các Quyết định về việc đổi tên 2 trường đại học.
Hà Nội công bố điểm thi, điểm chuẩn xét tuyển lớp 10 không chuyên năm học 2025-2026
Tối 4-7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố kết quả thi vào lớp 10 của từng thí sinh và điểm chuẩn vào lớp 10 không chuyên của từng trường trung học phổ thông công lập năm học 2025-2026 trên địa bàn thành phố.
Bộ Ngoại giao khai trương 3 phần mềm chuyển đổi số trọng yếu
Ngày 4-7, Bộ Ngoại giao chính thức khai trương 3 hệ thống quan trọng: Cổng Thông tin điện tử Bộ Ngoại giao, Hệ thống quản lý văn bản và điều hành, Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu cấp Bộ (LGSP).
Bệ phóng để văn hóa Việt vươn tầm
Việc hợp nhất nhiều tỉnh, thành phố cũng như vận hành chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1-7 không chỉ là một bước cải cách bộ máy đơn thuần, mà còn là cơ hội chiến lược để văn hóa Việt Nam vươn lên tầm cao mới. Bởi lẽ, văn hóa không chỉ là “phần hồn” của mỗi vùng đất, mà còn là chất keo gắn kết cộng đồng và nguồn lực nội sinh cho phát triển bền vững.