• Click để copy

Cần tăng cường phối hợp giữa các đơn vị thành viên của Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính diễn ra ngày 28/12/2022, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Lê Thanh Hải đã nhấn mạnh thời gian gần đây, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả không để xảy ra tụ điểm, nóng bỏng như các năm trước. Tuy nhiên, muốn đấu tranh, ngăn chặn triệt để cần phải tăng cường công tác phối hợp giữa các đơn vị trong Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính với các lực lượng chức năng khác thuộc Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trong năm 2022, Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính đã phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia  tham mưu cho Ban Chỉ đạo 389 quốc gia xây dựng các Kế hoạch, văn bản trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả như Kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa; Kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không quốc tế; tăng cường đấu tranh chống buôn lậu xăng dầu, than... Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính đã chủ động nắm bắt tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và kịp thời báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia phục vụ công tác chỉ đạo điều hành... Bên cạnh đó, trong năm Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính đã tham mưu cho Lãnh đạo Bộ Tài chính kiện toàn tổ chức và hoạt động của  Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính: Quyết định 1432/QĐ-BTC ngày 20/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thành lập Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bộ Tài chính; Quyết định số 69/QĐ-BCĐ389 ngày 19/9/2022 của Trưởng ban Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bộ Tài chính.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính, qua công tác theo dõi, tổng hợp tình hình và kết quả bắt giữ một số vụ việc buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới của ngành Hải quan cho thấy bên cạnh phương thức, thủ đoạn mà các đối tượng buôn lậu thường sử dụng như khai sai tên hàng, chủng loại, số lượng, xuất xứ, trị giá hàng hóa ...thì xuất hiện phương thức, thủ đoạn mới, tinh vi, khó lường nhằm qua mắt, trốn tránh sự kiểm soát của các cơ quan chức năng trong và ngoài nước. Trước diễn biến phức tạp của tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành tổ chức triển khai, tập trung đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới tập trung các loại hình trọng điểm như gia công, sản xuất xuất khẩu, đầu tư miễn thuế, vận chuyển độc lập, hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và hàng hóa gửi kho ngoại quan…các mặt hàng như  hạt điều, phế liệu, rượu, CITES, khoáng sản,...

Đối với ngành Thuế, qua công tác quản lý, theo dõi tình hình gian lận thuế thời gian qua nổi lên một số hoạt động như  tình trạng kinh doanh, mua bán, vận chuyển, lưu giữ,.. hàng hóa không có hóa đơn chứng từ; sử dụng hóa đơn, chứng từ giả, không hợp pháp; Tình trạng người nộp thuế lợi dụng việc hoàn thuế GTGT để chiếm đoạt tiền hoàn thuế từ Ngân sách nhà nước;  Một số tổ chức, đối tượng lợi dụng hoạt động kinh doanh  thương mại điện tử để kinh doanh hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng giả và trốn thuế...  Để ngăn chặn hiệu quả, Tổng cục Thuế đã có văn bản yêu cầu các đơn vị, Cục thuế địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế, đặc biệt là tăng cường các giải pháp của cơ quan thuế về ngăn chặn, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý hóa đơn, hoàn thuế GTGT; tăng cường đấu tranh chống buôn lậu xăng dầu, than, khoáng sản; tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển, địa bàn nội địa, cảng hàng không quốc tế; làm rõ tình trạng “luật ngầm” tại các cửa khẩu; chủ động phối hợp liên ngành với các Cơ quan, sở ban ngành, lực lượng chức năng tại địa phương trong công tác phòng chống tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế đã chủ động chỉ đạo quản lý thuế, tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với các lĩnh vực, mặt hàng có rủi ro khác như: hoạt động mua bán vàng bạc, đá quý; doanh nghiệp nhập khẩu thép; doanh nghiệp kinh doanh casino; rà soát xe ô tô, xe gắn máy nhập khẩu, tạm nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại; khai thác, kinh doanh khoáng sản; cát, sỏi lòng sông....

Phát biểu kết luận hội nghị, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính,- Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi đánh giá cao với những kết quả công tác năm 2022 của các đơn vị như: Hải quan, Thuế, thanh tra Bộ.... Theo đó, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính,- Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi lưu ý, việc xác định chính xác phạm vi, trách nhiệm của Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính gắn với các hoạt động chuyên ngành, đặc thù của các cơ quan trong Bộ Tài chính để có thể đặt ra các nhiệm vụ cụ thể, đánh giá, dự báo chính xác tình hình, từ đó xây dựng các kế hoạch triển khai thực hiện...

Nguyễn Đắc Hiếu

Bài liên quan

Tin mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025

Sáng 20-5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025.

Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Ngày 19-5, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 67/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia

Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội

Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.

Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.

Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu

Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.