• Click để copy

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc kể lại việc họp chống dịch Covid-19 đến 2 giờ sáng

Giải trình về Quỹ vaccine phòng Covid-19 tại phiên thảo luận về báo cáo giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 ngày 29-5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, quỹ này đã huy động được hơn 10,7 nghìn tỷ đồng; đã chi mua vaccine hơn 7,6 nghìn tỷ đồng, hiện còn dư hơn 3 nghìn tỷ đồng.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, việc huy động nguồn lực đã thể hiện tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết và xả thân của tầng lớp doanh nghiệp, nhân dân và cũng thể hiện đường lối đối ngoại hết sức đúng đắn và rộng mở của Đảng và Nhà nước ta.

"Ngoài nguồn lực của ngân sách nhà nước thì nguồn tài trợ của các doanh nghiệp, viện trợ của các quốc gia và nhân dân là hết sức to lớn", Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cũng nhấn mạnh đến việc điều hành chính sách tài khóa quyết liệt, linh hoạt và hiệu quả của Chính phủ trong thời gian vừa qua; Chính phủ vừa quyết liệt phòng, chống dịch nhưng cũng vừa chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất, kinh doanh.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Chính phủ đã rất quyết liệt trong phòng, chống dịch Covid-19.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Chính phủ đã rất quyết liệt trong phòng, chống dịch Covid-19.

Thông tin cụ thể về Quỹ vaccine phòng Covid-19, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, quỹ này đến nay thu được 10.791 tỷ đồng, trong đó chi ra mua vaccine 7.672 tỷ, hiện còn dư 3.118,9 tỷ đồng trên tổng số là 693.476 lượt ủng hộ.

Nhấn mạnh dịch bệnh xảy ra là điều không thể lường trước được vì chưa có tiền lệ và Chính phủ đã rất quyết liệt trong phòng, chống dịch Covid-19, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đã kể lại việc hình thành quỹ này.

"Tôi còn nhớ là 9 giờ đêm, Thủ tướng Chính phủ điện cho tôi hỏi là có thể thành lập được Quỹ vaccine không? Tôi báo cáo với Thủ tướng là thành lập được và ngay trong đêm hôm đó, vào lúc 10 giờ đêm, chúng tôi triệu tập họp và phân công nhiệm vụ cho các cục, vụ triển khai xây dựng quy chế và thành lập Quỹ vaccine, đồng thời giao cho Vụ Hành chính sự nghiệp xây dựng Thông tư hướng dẫn về tổ chức, hoạt động, quản lý, sử dụng và kế toán, quyết toán, công khai tài chính Quỹ vaccine phòng Covid-19 Việt Nam”, Bộ trưởng Bộ Tài chính kể lại. 

Sáng hôm sau, các tài liệu này đã được “đặt trên bàn của Thủ tướng”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, nhờ thành lập quỹ nên chúng ta có gần 11 nghìn tỷ đồng để chủ động mua vaccine. “Đây là một thành công”, Bộ trưởng nhấn mạnh và cho hay, bên cạnh việc thành lập Quỹ vaccine, hàng viện trợ cũng đã được áp dụng biện pháp xuất hàng trước, lấy chứng từ, hồ sơ sau để bảo đảm “chống dịch như chống giặc”, bảo đảm cứu người dân bị nhiễm Covid-19.

“Có những đêm, Thủ tướng chủ trì họp đến 2 giờ sáng. 1 giờ sáng tôi mỏi quá nên về trước, đến giữa đường thì Thủ tướng gọi tôi phải quay trở lại. Họp đến 2 giờ sáng mới hoàn thiện được cơ chế chính sách, quay trở về ngủ thì gần sáng luôn”, Bộ trưởng Bộ Tài chính nhớ lại và khẳng định: “Chính phủ rất quyết liệt trong chống dịch”.

Nhờ đó, khi Nghị quyết số 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội ra đời vào ngày 11-1-2022; và chỉ sau 17 ngày, Bộ Tài chính đã trình và Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15 quy định chính sách miễn, giảm thuế, có hiệu lực vào ngày 1-2-2022.

“Chỉ 20 ngày từ khi có nghị quyết của Quốc hội thì đã có nghị định để thực hiện ngay lập tức các biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp”, Bộ trưởng Bộ Tài chính khẳng định, giai đoạn đó, tất cả các ngành đều tập trung vào chống dịch để cứu dân, cứu người, để phục hồi kinh tế.

“Bản thân chúng tôi tháp tùng Thủ tướng đi kiểm tra ở TP Hồ Chí Minh, Bình Dương. 4 bộ trưởng chúng tôi về đến Sân bay Tân Sơn Nhất gần như không có gì ăn, phải nói với anh em đi tìm mỳ tôm. Sau hơn một giờ đồng hồ, 4 bộ trưởng được 4 gói mỳ tôm, ăn xong lên máy bay về đến nhà vừa khuya”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói và cho biết đây là một sự sẻ chia trong giai đoạn dịch bệnh, tất cả các bộ, ngành đều tập trung vào chống dịch để cứu dân, cứu người và để phục hồi kinh tế.

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến của đại biểu liên quan đến những khó khăn, vướng mắc trong quá trình huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng, kinh phí doanh nghiệp, người dân hỗ trợ trong phòng, chống dịch ở địa phương, nếu chưa sử dụng hết thì phải đề xuất Thủ tướng Chính phủ để đưa vào hiện đại hóa thiết bị y tế, hoặc là sử dụng cho công tác phòng, chống dịch.

THẢO NGUYÊN

Bài liên quan

Tin mới

Hàng không mở bán vé máy bay Tết sớm phục vụ người dân
Hàng không mở bán vé máy bay Tết sớm phục vụ người dân

Đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết Ất Tỵ 2025, các hãng hàng không Việt Nam đồng loạt mở bán vé Tết; theo đó, Vietnam Airlines Group mở bán gần 1,5 triệu chỗ, Vietjet mở bán 2,6 triệu chỗ.

Kiểm soát giấy tờ đi tàu bay đối với hành khách nhập cảnh, quá cảnh.
Kiểm soát giấy tờ đi tàu bay đối với hành khách nhập cảnh, quá cảnh.

Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) tiếp tục có văn bản gửi các Hãng hàng không khai thác các chuyến bay quốc tế thường lệ đến Việt Nam về kiểm soát giấy tờ đi tàu bay đối với hành khách nhập cảnh, quá cảnh.

Hà Nội: Còn 26 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp
Hà Nội: Còn 26 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp

Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, hầu hết các trường trên địa bàn TP Hà Nội đã đón học sinh trở lại trường học tập bình thường.

Nỗi lo giáo dục đại học
Nỗi lo giáo dục đại học

Con số gần 100 trường đại học đang tìm mọi cách để thu hút, bổ sung thí sinh cho đủ chỉ tiêu tuyển sinh vào trường gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Nhiều trường đại học cần bổ sung từ 200 đến 500 chỉ tiêu nhưng số thí sinh đăng ký chỉ dừng lại ở con số vài chục em.

Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4
Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có công điện số 07/CĐ-BTTTT yêu cầu các đơn vị trực thuộc bộ, sở thông tin các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa chủ động ứng phó bão số 4.

Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo
Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung tâm và là thành phố lớn nhất khu vực miền Trung-Tây Nguyên, có nhiều thuận lợi để trở thành trung tâm công nghệ cao của cả nước với trọng tâm là vi mạch bán dẫn.