• Click để copy

Bộ Y tế đề xuất phương án đảm bảo cung ứng đủ vaccine cho chương trình tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế đang chủ động phối hợp với Bộ Tài chính và các địa phương đề xuất Chính phủ tháo gỡ cơ chế mua sắm, đảm bảo cung ứng đủ vaccine cho Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR).

Bộ Y tế cho biết, trong thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc cung ứng vaccine đã bị ảnh hưởng, dẫn đến gián đoạn cung ứng, thiếu vaccine cục bộ tại một số địa phương. Đối với các vaccine sản xuất trong nước, Chương trình TCMR đã cung ứng đủ số lượng vaccine của năm 2022 và gối đầu đến tháng 7 năm 2023. Riêng vaccine viêm gan B, vaccine phòng lao sử dụng đến tháng 8-2023; vaccine viêm não Nhật Bản có thể sử dụng đến hết tháng 9-2023. Vaccine sởi, sởi - rubella, bOPV (bại liệt uống) đủ dùng hết tháng 7-2023. Vaccine uốn ván và IPV (bại liệt tiêm) hiện còn tại các tuyến đủ đáp ứng đến hết năm 2023.

Tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ em. Ảnh: VNVC  

Tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ em. Ảnh: VNVC  

Đối với vaccine nhập khẩu 5 trong 1 (phòng viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib) bị thiếu trên toàn quốc từ tháng 2-2023 do năm 2022 đã tiến hành các thủ tục đấu thầu mua sắm vaccine theo quy định, tuy nhiên đã không có nhà thầu tham gia.

Hiện nay Chương trình TCMR vẫn tiếp tục triển khai tiêm các vaccine sẵn có tại các điểm tiêm chủng xã/phường.

Phương án đảm bảo cung ứng vaccine cho Chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2023 và 2024

Đối với vaccine sản xuất trong nước, theo Bộ Y tế, các loại vaccine sản xuất trong nước nếu giao cho Bộ Y tế mua thì không thể thực hiện đấu thầu. Trường hợp mua theo phương thức đặt hàng, cần được thực hiện như sau: Các địa phương đăng ký nhu cầu với Bộ Y tế; thực hiện ủy quyền cho Bộ Y tế đặt hàng. Bộ Y tế căn cứ vào số lượng, nhu cầu thông báo cho các cơ sở sản xuất để xây dựng phương án giá đặt hàng tính đủ các yếu tố chi phí. Bộ Y tế tổng hợp phương án giá, gửi Bộ Tài chính để thẩm định. Các địa phương căn cứ vào số lượng đã đăng ký, giá được duyệt, thực hiện ký hợp đồng mua và thanh toán trực tiếp cho đơn vị sản xuất.

Để thực hiện phương thức này, việc sửa các nghị định sẽ rất mất thời gian nên cần ban hành nghị quyết của Chính phủ, cho phép Bộ Y tế thực hiện cơ chế đặt hàng đối với vaccine sản xuất trong nước trong chương trình TCMR.

Đối với vaccine nhập khẩu, các loại vaccine nhập khẩu gồm 3 loại: Vaccine bại liệt IPV, vaccine 5 trong 1 và vaccine phòng bệnh do virus Rota.

Vaccine bại liệt IPV hiện đã có đủ cho nhu cầu năm 2023 và 2024 từ nguồn viện trợ, sẽ cấp phát cho địa phương.

Đối với vaccine 5 trong 1, các địa phương đăng ký số lượng và đơn vị mua sắm tập trung của Bộ Y tế tiến hành đàm phán giá, ký thỏa thuận khung. Các địa phương ký hợp đồng và thanh toán trực tiếp cho nhà cung cấp từ nguồn ngân sách địa phương.

Vaccine phòng bệnh do virus Rota hiện có 3 số đăng ký lưu hành (2 số đăng ký lưu hành vaccine nhập khẩu và 1 số đăng ký lưu hành của nhà sản xuất trong nước). Tuy nhiên, vaccine này không thể đấu thầu tập trung cấp quốc gia được. Vì thế, Bộ Y tế đề xuất phương án mua vaccine này như sau: Bộ Y tế sẽ thông báo cho địa phương đầy đủ thông tin, mức giá kê khai để địa phương lựa chọn, đăng ký nhu cầu. Căn cứ vào nhu cầu đăng ký của địa phương, Bộ Y tế thực hiện mua sắm theo hình thức đàm phán giá đối với vaccine nhập khẩu và đặt hàng đối với vaccine sản xuất trong nước.

Như vậy, các loại vaccine nhập khẩu (trừ Rota) sử dụng nguồn viện trợ hoặc đấu thầu tập trung theo quy định hiện hành. Đối với 10 loại vaccine sản xuất trong nước (trong đó có Rota sản xuất trong nước), Bộ Y tế đề nghị được Chính phủ cho thực hiện mua theo phương thức đặt hàng.

KIM GIANG

Bài liên quan

Tin mới

Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời
Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời

Ngày 19-9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4

Trước diễn biến của bão số 4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống và ứng phó.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, ngày 18-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV bằng hình thức phát biểu ghi hình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp
Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ

Ngày 18-9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bị bão lũ.