Bộ Y tế xếp đậu mùa khỉ vào bệnh truyền nhiễm nhóm B
Bộ Y tế vừa có Quyết định số 3044/QĐ-BYT bổ sung bệnh đậu mùa khỉ vào danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B căn cứ trên đề xuất của Cục Y tế Dự phòng.
Theo đó, các hoạt động phòng, chống bệnh được thực hiện theo quy định của luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và căn cứ vào tính chất nguy hiểm, khả năng lây truyền và tỷ lệ tử vong của bệnh đậu mùa khỉ.
![]() |
Bệnh đậu mùa khỉ đang lây lan ở nhiều quốc gia. Ảnh minh họa |
Tại nước ta, các bệnh truyền nhiễm được phân làm 3 nhóm. Trong đó, nhóm A là các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh bao gồm các bệnh bại liệt, cúm gia cầm A (H5N1), bệnh đậu mùa, bệnh Covid-19, bệnh sốt vàng…
Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong gồm bệnh do virus Adeno, bệnh do virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), bạch hầu, cúm, bệnh dại, ho gà, lao phổi, sốt xuất huyết, sốt rét, sởi, bệnh tay chân miệng, thủy đậu…
Nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh (giang mai, lậu, bệnh sốt mò, sán lá gan, sốt xuất huyết do virus Hanta…).
Tình hình dịch bệnh đậu mùa khỉ trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Việt Nam cũng đã ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh về từ nước ngoài. Đậu mùa khỉ (monkeypox) không phải là bệnh mới, ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1958 trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu.
Trường hợp bệnh đầu tiên ở người được ghi nhận vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Công Gô, kể từ đó bệnh đậu mùa khỉ ở người trở thành bệnh lưu hành ở khu vực Trung Phi và Tây Phi.
Năm 2003, đợt dịch đầu tiên bên ngoài châu Phi là ở Mỹ liên quan đến cầy thảo nguyên (chó đồng) đã dẫn đến hơn 70 ca mắc và sau đó bệnh đậu mùa khỉ được báo cáo rải rác.
Từ tháng 5 đến nay dịch có diễn biến bất thường, lan ra nhiều quốc gia. Thời gian ủ bệnh thường 6-13 ngày, nhưng có thể dao động từ 5-21 ngày. Biểu hiện triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh, nhưng tương tự như bệnh đậu mùa.
Các triệu chứng thường thấy như là: Sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Bệnh có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần.
THÁI SƠN
Tin mới
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).
Hải quan: Phát hiện thủ đoạn lợi dụng thủ tục hải quan điện tử để khai sai tên hàng, số lượng, chủng loại nhằm che giấu hàng hóa vi phạm
Thông tin từ Cục Hải quan: Lực lượng Hải quan vừa phát hiện 01 vụ việc điển hình với phương thức, thủ đoạn lợi dụng thủ tục hải quan điện tử để khai sai tên hàng, số lượng, chủng loại nhằm che giấu hàng hóa vi phạm vẫn đang diễn biến phức tạp. Hiện lực lượng Hải quan tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát, ngăn chặn triệt để tình trạng buôn lậu và vi phạm sở hữu trí tuệ trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Phú Yên: Tạm giữ 33 tấn đường trắng có nguồn gốc từ Thái Lan có dấu hiệu tẩy xoá thời gian sản xuất
Thông tin từ Ban chỉ đạo 389 tỉnh Phú Yên, lực lượng Quản lý thị trường vừa kiểm tra, tạm giữ 33 tấn đường trắng có nguồn gốc từ Thái Lan.
Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 phát hiện, bắt giữ tàu cá vận chuyển trái phép khoảng 60.000 lít dầu DO trên biển
Ngày 21-5, Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 cho biết, đơn vị vừa phát hiện, bắt giữ tàu vận chuyển khoảng 60.000 lít dầu diesel (DO) trái phép trên vùng biển Tây Nam.
Điện Biên: Tiêu hủy hơn 200kg hàng hóa, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Ngày 21-5, Sở Y tế tỉnh Điện Biên thông tin: Lực lượng chuyên môn của cơ quan này vừa thực hiện đợt kiểm tra (từ ngày 24-4 đến 16-5) đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng, sữa trên địa bàn TP Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên.