Các lực lượng tăng cường hiệp đồng gỡ “thẻ vàng” thủy sản
Công tác phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) được Việt Nam thực hiện mạnh mẽ, có hiệu quả, tiến tới gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) đối với sản phẩm thủy, hải sản khai thác của nước ta. Quá trình gỡ thẻ ngoài được thực hiện bởi cấp ủy, chính quyền, cơ quan chức năng địa phương thì còn có sự đóng góp lớn của các lực lượng: Hải quân, Cảnh sát biển (CSB), Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Kiểm ngư.
Nhiều giải pháp phòng, chống IUU
Từ đầu năm đến nay, thời tiết khắc nghiệt, diễn biến bất thường khiến việc thực hiện nhiệm vụ trên biển gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, cán bộ, thuyền viên của Chi đội Kiểm ngư số 3 (Cục Kiểm ngư, Tổng cục Thủy sản) không vì thế mà lơ là, bởi hiện đang là thời điểm quan trọng để Việt Nam có thể gỡ "thẻ vàng" EC. Trao đổi với phóng viên, đồng chí Vũ Đức Giang, Chi đội trưởng Chi đội Kiểm ngư số 3 thông tin: “Ngư trường Bắc miền Trung thuộc khu vực quản lý của Chi đội Kiểm ngư số 3 thường xuyên có khoảng 250 đến 300 tàu cá Việt Nam hoạt động khai thác, đánh bắt hải sản. Thời gian qua, Chi đội đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng Hải quân, CSB, BĐBP, Ban Quản lý các cảng cá, cùng chính quyền địa phương làm tốt công tác tuyên truyền cho ngư dân và kiểm tra, kiểm soát tàu cá, xử lý nghiêm các vi phạm. Từ đó, tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài đã giảm đáng kể".
Đối với CSB, trong hai quý đầu năm 2023 đã phối hợp hiệp đồng triển khai 11 tàu chống khai thác IUU tại khu vực biển giáp ranh Việt Nam-Thái Lan-Malaysia; tổ chức tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định vịnh Bắc Bộ; phối hợp với lực lượng BĐBP, Hải quân cùng chính quyền địa phương theo dõi, giám sát tàu cá hoạt động, đặc biệt là tàu cá có nguy cơ vi phạm cao (mất tín hiệu thiết bị giám sát hành trình (VMS), hết hạn đăng ký, đăng kiểm...); tuyên truyền các quy định về phòng, chống khai thác IUU cho 5.659 tàu cá, phát hơn 43.250 tờ rơi, 5.450 cuốn sách pháp luật về biển, đảo; thông tin về pháp luật liên quan đến biển, đảo cho gần 18.570 lượt người dân; trao đổi 450 lượt tin liên quan đến phòng, chống khai thác IUU với chi cục thủy sản các tỉnh ven biển.
![]() |
Trung tướng Bùi Quốc Oai, Chính ủy Cảnh sát biển trao đổi với ngư dân tại huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) về phòng, chống khai thác IUU. |
Quý III-2023, các đơn vị thuộc Quân chủng Hải quân như: Vùng 2, Vùng 4, Vùng 5 Hải quân cũng đã tuyên truyền, vận động hàng trăm lượt tàu của ngư dân tại các tỉnh: Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiên Giang, Cà Mau cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài. Các đơn vị trực tiếp tuyên truyền pháp luật trên biển cho gần 2.500 lượt tàu cá qua sóng vô tuyến VHF; kiểm tra hành chính 85 lượt tàu cá; phát hơn 2.000 tờ rơi, tài liệu cho tàu cá đang hoạt động trên biển; hỗ trợ lương thực, cấp thuốc miễn phí cho hơn 150 tàu...
Tăng cường phối hợp giữa các lực lượng
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số tàu cá của Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài đã giảm mạnh qua từng năm. Số tàu bị bắt giữ, xử lý giảm 84,35% so với năm 2016. Tình trạng tàu cá vi phạm đánh bắt ở vùng biển các quốc đảo Thái Bình Dương từ năm 2018 đến nay cũng đã chấm dứt hoàn toàn.
Điều này thể hiện sự quyết tâm của Việt Nam với mong muốn đổi mới nghề cá theo hướng bền vững và có trách nhiệm hơn, kết hợp giữa phát triển kinh tế biển với bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ, tôn trọng luật pháp quốc tế. Trong đó, việc phối hợp giữa các lực lượng tham gia phòng, chống khai thác IUU luôn là một mắt xích quan trọng trong quá trình gỡ “thẻ vàng” EC và xa hơn nữa là từ đây, thủy, hải sản Việt Nam sẽ thêm tự tin để đến với nhiều thị trường mới.
Trong thời gian tới, Bộ tư lệnh BĐBP sẽ tiếp tục chỉ đạo BĐBP các tỉnh, thành phố tuyến biển, các hải đoàn biên phòng chủ động phối hợp với lực lượng chức năng địa phương tổ chức thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU tại các địa phương. Bộ tư lệnh BĐBP cũng tiếp tục thực hiện nghiêm quy chế phối hợp với Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân, Bộ tư lệnh CSB, đó là: Các đơn vị thường xuyên gửi văn bản thông báo kết quả phòng, chống khai thác IUU cho nhau để trao đổi tình hình và thống nhất biện pháp xử lý theo quy định; phối hợp với các lực lượng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, truy xuất nguồn gốc thủy, hải sản qua hoạt động cập cảng, lên cá của tàu nước ngoài theo Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng (PSMA) tại 14 cảng chỉ định tại Việt Nam; phối hợp kiểm soát, truy xuất nguồn gốc thủy, hải sản tại các văn phòng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá ở cảng cá địa phương.
Thiếu tướng Lê Đình Cường, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng CSB Việt Nam cho biết: Lực lượng CSB sẽ tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền; duy trì lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển, đồng thời thực hiện phòng, chống khai thác IUU; tăng cường tổ chức các chuyến tuần tra liên ngành để quản lý, theo dõi, giám sát chặt chẽ tàu cá ngay từ bờ. CSB cũng sẽ phối hợp với Quân chủng Hải quân, Quân chủng Phòng không-Không quân sử dụng máy bay để xác định, kịp thời phát hiện, ngăn chặn tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài.
Bài và ảnh: HIẾU THẢO - ĐỨC TÍNH
Tin mới
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).