Cách Thụy Sĩ kiểm soát tốt lạm phát
Trong khi nhiều quốc gia trên khắp thế giới vẫn đang “đau đầu” trong cuộc chiến chống lạm phát cao thì đà tăng giá cả ở Thụy Sĩ lại không đáng kể.
Lạm phát ở Thuỵ Sĩ đạt mức cao nhất trong vòng 29 năm là 3,5% vào năm 2022. Mặc dù con số này cao đối với tiêu chuẩn của Thụy Sĩ, song vẫn thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ lạm phát lên đến hai chữ số của các nền kinh tế phát triển khác như Mỹ (9,1%), Anh (11,1%) và Khu vực đồng euro (Eurozone) (10,6%).
Vậy các yếu tố đã giúp Thụy Sĩ tránh khỏi lạm phát tràn lan là gì? Theo CNBC, lý do đầu tiên là giá cả ở Thụy Sĩ vốn đã ở mức cao. Thụy Sĩ là một trong những nước giàu có nhất thế giới với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người vượt xa các nền kinh tế lớn khác như Mỹ, Nhật Bản và Đức.
Đây cũng là nơi sinh sống của một số công dân giàu có nhất thế giới với tài sản trung bình là 696.604USD/người.
Người dân Thụy Sĩ có thu nhập cao. Ảnh: Bloomberg |
Giáo sư lịch sử kinh tế Tobias Straumann tại Đại học Zurich giải thích: “Người dân ở đây có thu nhập trung bình khá cao. Do đó tỷ lệ chi tiêu cho thực phẩm trong ngân sách chung của các hộ gia đình không cao như ở các quốc gia khác. Tôi nghĩ rằng chúng tôi có chính sách phúc lợi xã hội đang hoạt động rất hiệu quả”.
Một lý do quan trọng khác giúp giá cả ở Thụy Sĩ tương đối ổn định là sức mạnh của đồng franc Thụy Sĩ. Đồng tiền của nước này liên tục mạnh lên, tăng giá trị, thậm chí đạt mức ngang giá so với đồng euro vào năm 2022. Trong khi nhiều đồng tiền giảm giá mạnh so với đồng USD, đồng franc Thụy Sĩ vẫn ổn định trong bối cảnh châu Âu có nhiều biến động. Điều đó cũng có lợi cho Thụy Sĩ, một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế.
Là quốc gia có địa hình đồi núi và hơn 1.500 hồ, Thụy Sỹ ít phụ thuộc vào nhập khẩu dầu khí hơn so với một số nước láng giềng châu Âu. Trong đó, thủy điện đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho quốc gia này. Các nhà cung cấp năng lượng của Thụy Sĩ cũng phần lớn thuộc sở hữu nhà nước. Điều đó có nghĩa là họ ít bị ảnh hưởng bởi sự biến động của thị trường thông qua mạng lưới an toàn tài chính, đồng thời chịu sự điều tiết về giá chặt chẽ hơn.
Ngoài ra, Thụy Sĩ cũng mạnh tay kiểm soát chặt chẽ giá cả hàng hóa và dịch vụ. Giá thực phẩm tại đất nước này tăng với tốc độ hàng năm là 4% trong tháng 12 năm ngoái, so với 11,9% ở Mỹ, 16,9% ở Anh và 19,8% ở Đức. Thụy Sĩ đã áp mức thuế cao đối với một số mặt hàng nông sản nhập khẩu, giúp thực phẩm sản xuất trong nước có giá thấp hơn và ít bị ảnh hưởng từ các biến động trên thị trường thực phẩm toàn cầu.
TÚ ANH
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.