Cần bổ sung “kịch bản trung bình” về tốc độ tăng trưởng GDP để đảm bảo tối ưu
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 7% trong giai đoạn 2021 - 2030, dự kiến cần 48,3 triệu tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với giai đoạn 2011 - 2020 (khoảng 15 triệu tỷ đồng).
Sau phiên khai mạc kỳ họp bất thường Quốc hội khóa XV vào sáng ngày 05/01, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đọc tờ trình trước Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hai kịch bản phát triển
Báo cáo quy hoạch đã dự báo, đánh giá các tác động, xu hướng ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh của quốc gia trong thời kỳ quy hoạch;
Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị bổ sung đánh giá các xu thế có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn tới như: Phát triển xanh, phát triển bao trùm, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn và đổi mới sáng tạo để định hướng phát triển và tổ chức không gian đất nước trong thời kỳ tới. Đồng thời, bổ sung dự báo về xu thế phát triển xã hội, các xu hướng hiện nay trên thế giới ảnh hưởng, tác động đến nước ta.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh. Ảnh Quochoi.vn.
Về kịch bản phát triển, Ủy ban Kinh tế nhận thấy báo cáo quy hoạch đề xuất 2 kịch bản phát triển:
Kịch bản thứ nhất: Kịch bản thấp với dự báo tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 6,26%/năm giai đoạn 2021 - 2025; 6,34%/năm giai đoạn 2026 - 2030; 6,3%/năm cho cả giai đoạn 2021 - 2030; 6,49%/năm giai đoạn 2031 - 2050.
Kịch bản thứ hai: Kịch bản phấn đấu với dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân 6,63%/năm giai đoạn 2021 - 2025, 7,48%/năm giai đoạn 2026 - 2030, 7,05%/năm cho cả giai đoạn 2021 - 2030, tốc độ tăng trưởng có khả năng đạt 7,16%/năm trong giai đoạn 2031 - 2050.
Trong đó, kịch bản thứ nhất được coi là kịch bản thận trọng, trong khi kịch bản thứ hai đòi hỏi phải phấn đấu cao hơn. Tuy nhiên, theo Ủy ban Kinh tế, cần bổ sung “kịch bản trung bình” tối ưu nhất giữa kịch bản thấp và kịch bản phấn đấu.
Cần tính toán kỹ lưỡng để thực hiện quy hoạch
Ông Vũ Hồng Thanh nêu rõ, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 7% trong giai đoạn 2021 - 2030, dự kiến cần 48,3 triệu tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với giai đoạn 2011 - 2020 (khoảng 15 triệu tỷ đồng).
Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế cho rằng, trong phương án huy động nguồn lực, Quy hoạch tổng thể quốc gia chưa có giải pháp mới, đột phá. Do đó, đề nghị cần tính toán kỹ lưỡng, làm rõ hơn để bảo đảm tính khả thi cho quy hoạch.
Báo cáo quy hoạch cũng mới chỉ đưa ra một số yêu cầu sơ lược về nhu cầu tài chính cùng với những giải pháp huy động vốn đầu tư khá chung chung, vì thế cần làm rõ hơn nguồn lực cho các mục tiêu phát triển.
Đặc biệt, nhu cầu về vốn đầu tư cho xây dựng các công trình thủy lợi, đê điều, công trình phòng, chống ngập úng, giao thông đường sắt… tại báo cáo quy hoạch là rất lớn, trong khi nguồn lực của đất nước còn hạn chế.
Cần tính toán kỹ lưỡng để thực hiện quy hoạch. (Ảnh minh hoạ)
Cũng theo Ủy ban Kinh tế, Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 mà Chính phủ trình Quốc hội đã đề xuất 6 nhóm giải pháp, nguồn lực thực hiện. Đây là các nhóm giải pháp mang tính vĩ mô, đột phá và cần có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong quá trình tổ chức, thực hiện quy hoạch.
Bên cạnh đó, Quy hoạch cũng đặt ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quy hoạch cũng như nhiều định hướng phát triển lớn.
Riêng định hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội đã bao gồm 4 vùng động lực quốc gia, 10 hành lang kinh tế, 2 khu vực lãnh thổ cần bảo tồn và vùng hạn chế phát triển và 3 ngành quan trọng cần phát triển.
Cần có các giải pháp cụ thể, đột phá
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết các ý kiến vẫn được đánh giá là còn chung chung và chưa có các giải pháp cụ thể, đột phá, quy định cụ thể thời hạn, lộ trình phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, như thời gian phải hoàn thành kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia, huy động đầu tư theo hình thức đối tác công tư....
Do vậy, Ủy ban Kinh tế đề nghị nghiên cứu, làm rõ hơn. Đồng thời, báo cáo thẩm tra cũng đề nghị nghiên cứu, bổ sung về nội dung chính sách phát triển giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực toàn diện, phát huy và sử dụng nguồn lực có hiệu quả.
Trong đó, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn; coi trọng chất lượng giáo dục phổ thông với các chỉ số đánh giá chi tiết và có chính sách ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng của các khu vực miền núi, khó khăn.
Trong quy hoạch, lựa chọn một số địa bàn có điều kiện thuận lợi nhất để hình thành các vùng động lực quốc gia. Bao gồm: Vùng động lực phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh); vùng động lực phía Nam (TP.HCM - Bình Dương - Đồng Nai - Bà Rịa-Vũng Tàu); vùng động lực miền Trung (khu vực ven biển Thừa Thiên - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi) và vùng động lực ĐBSCL.
Các cực tăng trưởng tương ứng của mỗi vùng là Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Từng bước xây dựng, hình thành vùng động lực tại các vùng Trung du và miền núi phía Bắc, khu vực Bắc Trung Bộ, vùng Tây Nguyên.
Đến năm 2030, sẽ ưu tiên phát triển hành lang kinh tế Bắc - Nam và 02 hành lang kinh tế Đông - Tây là Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Mộc Bài – TP. HCM - Vũng Tàu.
Trong dài hạn, từng bước hình thành và phát triển các hành lang kinh tế theo đường Hồ Chí Minh và cao tốc Bắc - Nam phía Tây qua địa bàn Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và 6 hành lang kinh tế Đông - Tây, bao gồm: Điện Biên - Sơn La - Hòa Bình - Hà Nội; Cầu Treo - Vũng Áng; Lao Bảo - Đông Hà - Đà Nẵng; Bờ Y - Pleiku - Quy Nhơn; Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; Hà Tiên - Rạch Giá - Cà Mau.
Minh An (T/h)
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.