• Click để copy

Cần quảng bá giá trị tích cực của văn chương

Không gian mạng đem đến cho văn chương một sức sống mới trong việc kết nối các cây bút, lan tỏa tác phẩm trực tiếp tới người đọc. Tuy nhiên, chưa có nhiều cách làm, dự án hiệu quả, thiết thực tận dụng thế mạnh internet để giữ vững vị thế văn chương ở trung tâm đời sống văn hóa.

Đầu thập niên 2000, đời sống văn chương trên không gian mạng bắt đầu sôi động với hàng loạt trang web, chuyên trang văn chương ra đời, nổi bật là “eVăn” (Báo điện tử VnExpress), sau đó là “Văn học quê nhà” (Báo điện tử Tổ quốc). Lần lượt các tạp chí văn học nghệ thuật ở địa phương đều có phiên bản điện tử. Nhiều tờ báo, cổng thông tin điện tử của các bộ, ngành, địa phương cũng mở mục văn học đăng tải tác phẩm, bàn luận các vấn đề văn học. Tuy nhiên, văn chương đăng tải trang web ngày càng thu hẹp khi xuất hiện mạng xã hội bởi thiếu tương tác, không hấp dẫn bằng các hình thức giải trí khác. Đông đảo nhất hiện nay là các hội, nhóm văn chương trên mạng xã hội Facebook, nhiều đến mức khó có thể thống kê hết.

Cần quảng bá giá trị tích cực của văn chương

        Trang mạng xã hội “Thơ hiện thời Plus” do các nhà thơ, nhà phê bình tên tuổi điều hành. Ảnh chụp màn hình.

Nhiều cây bút không có năng khiếu, kiến thức văn chương hạn chế nhưng ham sáng tác, có nhu cầu chính đáng lan tỏa tác phẩm tới công chúng. Đa phần các tác phẩm của họ không đạt chất lượng đăng trên báo chí chính thống nên việc tìm đến trang mạng xã hội là điều tất yếu. Chính tính năng tập hợp nhiều người sáng tác rải rác khắp nơi, có thể đăng tải tác phẩm tức thì và lan tỏa rộng khắp nên số lượng cây bút tìm đến trang mạng văn chương áp đảo hình thức báo tường, tập san của nhóm, hội, câu lạc bộ văn chương truyền thống.

Mọi chuyện sẽ chẳng có gì đáng bàn nếu chỉ toàn điều tốt đẹp mà không có mặt trái đan xen. Những trang mạng xã hội có các nhà văn hoặc người hiểu biết văn chương làm quản trị viên để duyệt bài thì bảo đảm chất lượng tác phẩm tốt, lành mạnh; còn không thì ngược lại. Một số người cơ hội hiểu rõ tâm lý háo danh hoặc thiếu hiểu biết của người yêu văn chương liền tranh thủ kiếm lời. Họ sẽ lập những trang mạng văn chương, để mặc ai cũng có thể đăng được tác phẩm. Sau đó sẽ gợi ý trao "bảng vàng", bằng khen vinh danh cho hội viên “tích cực”. Đổi lại, những người yêu văn chương sẽ tự nguyện đóng góp vài trăm nghìn đồng. Từ đây, giá trị văn chương nhiễu loạn, vàng thau lẫn lộn; mới có chuyện cười ra nước mắt với bảng vàng của “Hội đồng thơ báo facebook nhân loại”, danh hiệu “nhà thơ thế giới”... Thật may, phần đông công chúng, nhất là các đơn vị làm sách đều phân biệt được đâu là văn chương phong trào, đâu là văn chương chuyên nghiệp nên ảnh hưởng của văn chương “tào lao” trên mạng xã hội không tác động lớn đến văn đàn.

Điều cần lưu tâm hiện nay là các cơ quan liên quan cần tận dụng hết lợi ích không gian mạng để giữ vững và phát huy vai trò của văn học. Chẳng hạn việc quảng bá văn học cần phải có một trang web, một trang mạng xã hội chuyên nghiệp để lưu trữ, giới thiệu. Kinh nghiệm của Hàn Quốc là họ có vài trang web lưu trữ những bản dịch văn học (thường là bằng tiếng Anh) do các tổ chức chính thống như viện nghiên cứu, trường đại học quản lý. Độc giả cần đọc, đơn vị xuất bản cần mua bản quyền có thể liên hệ khai thác. Nhiều bản dịch giá trị trong quá khứ như “Truyện Kiều” (tiếng Pháp), “Dế mèn phiêu lưu ký” (tiếng Nga)... cùng với các bản dịch tới đây cần tập hợp một cách có hệ thống, giúp độc giả có cái nhìn toàn cảnh về văn học Việt Nam.  

Nhờ tính liên kết của không gian mạng, một số hoạt động có thể triển khai một cách thuận lợi, hiệu quả, ít tốn kém như điều tra xã hội học văn học. Đây là hoạt động chúng ta chưa quan tâm đúng mức, trong khi lại rất có ích phục vụ cho nhiều công việc như: Quảng bá, giới thiệu, xuất bản tác phẩm được độc giả yêu thích cũng nắm bắt xu hướng đọc theo từng đối tượng.

Cũng giống như một số lĩnh vực khác, tình trạng vi phạm quyền tác giả văn học trên không gian mạng rất phổ biến. Nhiều trang web tư nhân đang lưu trữ, khai thác, kinh doanh tác phẩm văn học vẫn còn thời hạn bảo hộ quyền tác giả. Nếu xử lý được các trang web lậu này, đồng thời tạo lập những dự án lưu trữ khai thác phiên bản sách điện tử, sách nói, sách hình sẽ mang lại một khoản thu nhập đáng kể cho các nhà văn. Độc giả, nhất là người trẻ tuổi bên cạnh mua ấn bản sách giấy, sẽ dễ dàng tiếp cận văn học trên không gian mạng dưới nhiều hình thức, nuôi dưỡng tình yêu văn chương.

HÀM ĐAN

Bài liên quan

Tin mới

Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng

Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.

Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.

Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương

Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.

Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.

Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ

Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh

Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).