• Click để copy

Cần Thơ hướng đến mục tiêu là trung tâm logistics của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Với lịch sử hình thành hơn 130 năm, TP Cần Thơ được xác định là thành phố trẻ, nhiệt huyết. Cần Thơ được kỳ vọng trở thành vùng đất “đá hóa vàng” nếu triển khai thành công những chính sách, cơ chế đặc thù theo Nghị quyết số 45/2022/QH15 của Quốc hội.

Thông qua những cơ chế đặc thù từ Nghị quyết số 45/2022/QH15 của Quốc hội, TP Cần Thơ đã và đang phát huy những tiềm năng, lợi thế theo từng lĩnh vực của mình để tăng tốc và bứt phá, hướng tới đô thị hạt nhân của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) theo lộ trình đã đề ra. Song trước tiên Cần Thơ đang tập trung “gỡ nghẽn” để phát triển thành trung tâm logistics của vùng ĐBSCL. Xoay quanh nội dung này, Báo Quân đội nhân dân có cuộc trao đổi với đồng chí Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ.

<a title=
 Đồng chí Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ.

Phóng viên (PV): Xin đồng chí cho biết thực trạng về hạ tầng logistics của TP Cần Thơ?

Đồng chí Trần Việt Trường: Năm 2023 dù bị tác động bởi nhiều khó khăn trong và ngoài nước nhưng tình hình kinh tế - xã hội của TP Cần Thơ vẫn ổn định và phát triển, khẳng định chính sách quản lý và điều hành của lãnh đạo địa phương cùng các sở, ban ngành đã từng bước phát huy hiệu quả. Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP giai đoạn 2020-2023 đạt mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ (tăng 5,57%), hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản đạt yêu cầu, các chỉ số về cạnh tranh, cải cách hành chính và chuyển đổi số có sự chuyển biến tích cực.

Các ngành dịch vụ mang lợi thế của thành phố như ngành thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu, logistics đã có những bước phát triển, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nói riêng và vùng kinh tế ĐBSCL nói chung. Tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics trên thành phố đạt từ 10-15%/năm, khối lượng hàng hóa trung chuyển qua thành phố tăng, từ đó, doanh thu vận tải, kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải và bưu chính, chuyển phát đều tăng so cùng kỳ năm trước, hệ thống hạ tầng giao thông được đầu tư, nâng cấp và xây dựng từng bước đồng bộ, phù hợp xu hướng phát triển vận tải trên địa bàn cả nước.

Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động logistics tại TP Cần Thơ và cả vùng ĐBSCL nói chung mới trong giai đoạn đầu phát triển. Kết cấu hạ tầng giao thông chưa đáp ứng yêu cầu phát triển đồng bộ, hiện đại. Một số dự án hạ tầng giao thông quan trọng vẫn chưa được đầu tư xây dựng theo quy hoạch.

Điển hình, kết cấu hạ tầng giao thông vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối nội vùng và liên vận quốc tế.

Hiện nay, vẫn còn các tuyến cao tốc trục dọc, trục ngang và các tuyến đường tỉnh, đường trục chính đô thị quan trọng đang được triển khai đầu tư xây dựng; phần lớn các cảng, bến thủy nội địa có quy mô vừa và nhỏ; cụm cảng biển Cần Thơ chưa khai thác hiệu quả; chưa xây dựng được trung tâm logistics cảng biển, hàng không cấp vùng.

Đồng thời, tỉ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đến nay chỉ đạt khoảng 1% nhu cầu đi lại của người dân; ùn tắc giao thông chưa được khắc phục tại một số trục đường chính và các nút giao thông trọng điểm.

Đặc biệt, việc kết nối các phương thức vận tải chưa hiệu quả; chưa phát huy tốt các nguồn lực về hạ tầng, con người, thị trường nội địa và khu vực; các trung tâm logistics đóng vai trò kết nối TP Cần Thơ với vùng và quốc tế chưa được đầu tư, xây dựng… dẫn đến chi phí logistics còn cao, chi phí vận tải chiếm 30 đến 40% giá thành sản phẩm (tỉ lệ này là 15% ở các quốc gia khác).

PV: Thành phố Cần Thơ có kế hoạch, đề án gì để xây dựng thành trung tâm logistics vùng, thưa đồng chí?

Đồng chí Trần Việt Trường: Được sự quan tâm của Trung ương, hệ thống giao thông kết nối đang được đầu tư đồng bộ hơn. Thành phố đang kêu gọi đầu tư phát triển hệ thống cảng, trung tâm logistics, góp phần đưa TP Cần Thơ trở thành trung tâm kinh tế vùng, là một mắt xích quan trọng trung chuyển hàng hóa của khu vực, kết nối với vùng Đông Nam Bộ, TP Hồ Chí Minh và các địa phương khác cũng như xuất nhập khẩu ra nước ngoài.

Hiện TP Cần Thơ đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để giải quyết các khó khăn về hoạt động logistics. Đặc biệt, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, là cơ sở để TP Cần Thơ phát huy vai trò trung tâm, động lực phát triển vùng ĐBSCL, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế.

Về quy hoạch, xác định TP Cần Thơ có ít nhất 3 khu vực phát triển logistics phục vụ chung cho vùng ĐBSCL, gồm: Trung tâm logistics hạng II gắn với Cảng Cái Cui; Cụm cảng và logistics hậu cảng, khu công nghiệp Thốt Nốt; Trung tâm logistics chuyên dụng hàng không kết nối với Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ.

Đặc biệt, hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông. Cụ thể, nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Cần Thơ. Tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn thành đưa vào khai thác các trục đường bộ cao tốc qua địa bàn TP Cần Thơ. Tất cả các tuyến đường thủy nội địa cấp quốc gia và cấp thành phố được bảo trì nạo vét luồng thường xuyên, cắm mốc hành lang bảo vệ luồng.

Xây dựng khu bến Cảng Cần Thơ trở thành cảng tổng hợp quốc gia đầu mối của khu vực (loại I) để từng bước triển khai thực hiện quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển ĐBSCL (nhóm 6).

Hoàn thành Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ để thực hiện các bước tiếp theo triển khai đầu tư xây dựng.

Bên cạnh đó, triển khai xây dựng một số bến khách, đỗ bãi xe; xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt; xây dựng hệ thống quản lý giao thông thông minh (ITS).

Hiện TP Cần Thơ đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL, quy mô khoảng 250ha. Thống nhất chủ trương xã hội hóa nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm luồng hàng hải Định An - Cần Thơ. Sau khi được khơi thông, tổng lượng hàng hóa tổng hợp sẽ đạt 20 - 21 triệu tấn/năm và 400 - 500 nghìn container/năm.

PV: Được biết Cần Thơ đang đặt ra cho mình một số nhiệm vụ cơ bản để phát huy hơn nữa lợi thế, nâng cao vai trò dịch vụ logistics trong cơ cấu kinh tế. Đồng chí có thể cho biết cụ thể hơn về điều này?

Đồng chí Trần Việt Trường: Hiện thành phố đang đề ra 5 mục tiêu để phát triển logistics:

Một là, đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số trong tất cả các ngành lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực logistics, hải quan.

Hai là, thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, nhất là quy hoạch tích hợp kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, gắn với quy hoạch phát triển đô thị trên cơ sở phát huy cao nhất các tiềm năng, lợi thế không chỉ của thành phố mà của cả vùng ĐBSCL.

Ba là, quy hoạch xây dựng các khu logistics tập trung có quy mô lớn gắn với khu công nghiệp, cảng biển, sân bay quốc tế Cần Thơ có kết cấu hạ tầng đồng bộ, thông minh, trọng tâm là dự án Trung tâm Logistics hạng II gắn với cảng Cái Cui, Trung tâm Logistics hàng không gắn với sân bay Quốc tế Cần Thơ và Cụm cảng, logistics hậu cần cảng Thốt Nốt nhằm hỗ trợ cho các cụm công nghiệp Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai, Ô Môn sẽ được đầu tư phát triển trong thời gian tới. Triển khai thực hiện dự án xây dựng Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại Cần Thơ và dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm luồng hàng hải Định An để tàu trọng tải 10.000-20.000 tấn vào cảng Cần Thơ theo Nghị quyết số 45/2022/QH15 của Quốc hội.

Bốn là, tập trung phối hợp thực hiện hoàn thành các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm có tính liên kết vùng như: Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, cao tốc Bắc Nam từ Cần Thơ - Cà Mau đoạn qua địa bàn TP Cần Thơ, đường Vành đai phía Tây TP Cần Thơ. Phối hợp nâng cấp hạ tầng cảng hàng không, sân bay và xây dựng các công trình thiết yếu cảng hàng không theo quy hoạch, khuyến khích các hãng tàu bay mở thêm nhiều đường bay mới, nội địa và quốc tế. Phối hợp nghiên cứu, đề xuất Trung ương đầu tư sớm tuyến đường sắt tốc độ cao TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ đến năm 2030.

Năm là, đẩy mạnh đào tạo nhân lực về logistics và hậu cần logistics.

PV: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

NGỌC THẢO (thực hiện)

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.