• Click để copy

Căng thẳng cuộc sống là một trong những yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Chiều 21-10, tại Hội thảo “Rối loạn hưng cảm giai đoạn lưỡng cực: Triệu chứng và nguy cơ” do Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai tổ chức, bác sĩ Nguyễn Thị Ái Vân nhấn mạnh, rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một dạng rối loạn cảm xúc mãn tính có ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống của bệnh nhân. Do đó, bệnh nhân cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh những hậu quả không tốt đến đời sống của mình và người xung quanh.

Tại hội thảo, bác sĩ Nguyễn Thị Ái Vân chia sẻ, rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay còn gọi là rối loạn hưng cảm và trầm cảm. Đây là một căn bệnh tâm lý với biểu hiện thay đổi về mặt cảm xúc một cách nhanh chóng. Tâm trạng của người mang rối loạn này đi từ mức thấp hay còn gọi là trầm cảm đến mức cao hay còn gọi là hưng cảm. Người bị bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực có tâm trạng thay đổi khi thì chán nản, tuyệt vọng nhưng lại có khi hưng phấn, phấn chấn và đầy năng lượng.

Căng thẳng cuộc sống là một trong những yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Bác sĩ Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia thăm khám cho bệnh nhân. 

Tại buổi hội thảo, các chuyên gia lấy ví dụ về một trường hợp cô gái trẻ tên N.T.A (19 tuổi), là nhân viên bán quần áo. A. chia sẻ có nhiều ý tưởng kinh doanh, ấp ủ dự định mở mấy công ty buôn bán xuyên quốc gia. Khi thấy A. có biểu hiện bất thường, ảnh hưởng đến công việc tại công ty hiện tại, gia đình đã đưa A. vào Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia thăm khám. Trong quá trình khám, bệnh nhân nói nhiều, cho rằng mình có khả năng tài giỏi siêu phàm, bác sĩ nhận thấy cô gái trẻ có những triệu chứng hưng cảm, hoang tưởng tự cao… Bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực, có triệu chứng loạn thần. Bệnh nhân đã được cho điều trị nội trú 15 ngày, kết hợp điều trị dùng thuốc và trị liệu tâm lý. Hiện các triệu chứng thuyên giảm: Đỡ hưng phấn, cảm xúc phù hợp hơn, hết hoang tưởng, ăn ngủ được, hợp tác điều trị.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Ái Vân, căng thẳng trong cuộc sống được cho là yếu tố kích hoạt giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm ở người có nguy cơ cao (ví dụ như mất người thân, ly hôn, mất việc làm…). Có nhiều dấu hiệu để nhận biết người bị rối loạn hưng cảm. Dấu hiệu rõ rệt nhất là vui vẻ quá mức với bất kỳ sự vật, hiện tượng nào xảy ra xung quanh. Bệnh nhân thường ca hát, đọc thơ, diễn kịch một cách say sưa mà không cần biết người xung quanh có muốn thưởng thức hay không. Tuy nhiên, nếu bị phản đối họ có thể chuyển thái độ nhanh chóng từ vui vẻ quá mức sang nổi cáu và gây sự với những người phản đối... Bệnh nhân đề cao mình quá mức bình thường.

Đặc biệt, khi ý tưởng tự cao ở mức độ nặng, bệnh nhân cho rằng mình có nhiều tài năng, có khả năng đặc biệt như có mối liên hệ với một số nhân vật chính trị nổi tiếng, các lãnh tụ tôn giáo hoặc các nghệ sĩ lớn. Với những người mắc rối loạn này, nếu không được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chính bản thân họ như công việc, sức khỏe và gia tăng gánh nặng kinh tế cho gia đình. Do vậy, khi phát hiện người thân có dấu hiệu trên hãy đưa đến bệnh viện có chuyên khoa tâm thần gần nhất để được thăm khám và điều trị.

Tin, ảnh: QUỲNH NGỌC

Tin mới

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo qua không gian mạng - Bài 2: Hiểm họa từ AI
Ngăn chặn tình trạng lừa đảo qua không gian mạng - Bài 2: Hiểm họa từ AI

Lừa đảo trực tuyến đang trở nên tinh vi hơn khi tội phạm mạng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Đã có nhiều người dùng mạng xã hội bị các đối tượng lừa đảo bằng những hình ảnh, video được tạo từ Deepfake, Deepvoice-là những công nghệ ứng dụng AI để tạo hình ảnh, video âm thanh giả mạo giống như thật khiến người dùng khó phân biệt...

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo qua không gian mạng-Bài 1: Muôn kiểu lừa đảo
Ngăn chặn tình trạng lừa đảo qua không gian mạng-Bài 1: Muôn kiểu lừa đảo

LTS: Thời gian qua, tình hình tội phạm lợi dụng không gian mạng, sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản tiếp tục diễn biến phức tạp. Các đối tượng liên tục thay đổi "kịch bản", thủ đoạn ngày càng tinh vi, hoạt động có tổ chức, gây thiệt hại lớn về tài sản, đồng thời tạo bất ổn, bức xúc trong dư luận nhân dân. Đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này là nhiệm vụ đang đặt ra cấp thiết.

Khắc họa hình tượng Bộ đội Cụ Hồ qua tranh cổ động
Khắc họa hình tượng Bộ đội Cụ Hồ qua tranh cổ động

Sau 4 tháng tổ chức phát động (từ ngày 29-3 đến 30-7-2024), Ban tổ chức Cuộc vận động sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân nhận được 1.394 tác phẩm của 728 tác giả trong cả nước tham gia.

Luôn giương cao cờ Tổ quốc
Luôn giương cao cờ Tổ quốc

Vở kịch nói “Vì Tổ quốc” do hai tác giả được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật là Đào Hồng Cẩm và Xuân Đức viết chung, lấy bối cảnh mặt trận Vĩnh Linh (Quảng Trị) năm 1967, được đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Nguyễn Tiến Dũng dàn dựng truyền cảm hứng tới người xem về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.

Khai mạc Liên hoan sân khấu TP Hồ Chí Minh lần thứ I, năm 2024
Khai mạc Liên hoan sân khấu TP Hồ Chí Minh lần thứ I, năm 2024

Tối 12-11, tại Nhà hát TP Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hội Sân khấu TP Hồ Chí Minh tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan sân khấu TP Hồ Chí Minh lần I, năm 2024.

Tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi
Tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi

Sáng 12-11, tại Hà Nội, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi: “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)”.