Căng thẳng vì thiếu điện tại Nigeria
Những lớp học thiếu ánh sáng và ngột ngạt ở Nigeria trở nên tràn đầy sức sống vào mỗi buổi sáng. Ánh nắng mặt trời là nguồn ánh sáng duy nhất của các em.
Theo AP, đó là thực tế đối với học sinh trên khắp Nigeria, nơi nhiều tòa nhà không kết nối với lưới điện quốc gia. Ông Muyideen Raji, người sáng lập Trường Đạo đức xuất sắc tại khu vực Olodo Okin, thành phố Ibadan, cho biết toàn bộ cộng đồng ở khu vực này không được kết nối điện, kể cả trường học. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến học sinh khi các em không thể học cách sử dụng máy tính và gặp khó khăn khi học vào buổi tối.
Học sinh Trường Mầm non và Tiểu học Lorat trong lớp học không có điện ở thành phố Ibadan, Nigeria. Ảnh: AP |
Ở Nigeria, nhiều cộng đồng nông thôn nghèo như Olodo Okin hoàn toàn không có điện. Ngay cả những cộng đồng được kết nối điện vẫn thường xuyên chịu cảnh bị mất điện và phải sử dụng máy phát điện chạy bằng xăng và dầu diesel. Khi các khoản trợ cấp xăng dầu ở Nigeria kết thúc, nhiều gia đình, trường học, bệnh viện và doanh nghiệp phải vật lộn với chi phí nhiên liệu cho máy phát điện. Ông Abdulhakeem Adedoja, Hiệu trưởng Trường Mầm non và Tiểu học Lorat ở Ibadan cho biết: “Chúng tôi đã ngừng sử dụng máy phát điện để tiết kiệm chi phí”. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ dùng nhiều năng lượng hơn như nhà hàng, quán cà phê phải chọn lựa đóng cửa hoặc tiếp tục sử dụng máy phát điện với chi phí cao. Cô Ebunola Akinwale, chủ quán cà phê Nature’s Treat ở Ibadan cho biết cô phải trả 2,5 triệu naira (1.700USD) hằng tháng để chạy máy phát điện tại 4 chi nhánh. Cô dự định sắp tới sẽ đóng cửa một hoặc hai chi nhánh, mặc dù có kế hoạch sử dụng năng lượng mặt trời để góp phần giảm ô nhiễm môi trường. Cô đang đàm phán với ngân hàng về gói vay lãi suất thấp được thiết kế dành cho các nữ doanh nhân trẻ thúc đẩy sử dụng năng lượng mặt trời.
Ở một đất nước có nhiều ánh nắng mặt trời như Nigeria, nhiều người đang tìm đến nguồn năng lượng này để giải quyết tình trạng thiếu điện. Tuy nhiên, việc thu hút các nhà đầu tư tài trợ cho các dự án năng lượng mặt trời quy mô lớn để cung cấp cho Nigeria đủ năng lượng là một điều khó khăn. Bên cạnh đó, không phải doanh nghiệp và gia đình nào cũng có đủ khả năng chi trả cho việc lắp đặt hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời.
TÚ ANH
Tin mới
Đánh bom tại một nhà ga ở Pakistan, ít nhất 13 người thiệt mạng
Ít nhất 13 người thiệt mạng và 25 người bị thương trong vụ đánh bom xảy ra vào sáng 9-11 tại một nhà ga tàu hỏa ở thủ phủ Quetta, tỉnh Balochistan, Tây Nam Pakistan.
Campuchia kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập
Sáng 9-11, Lễ kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập Vương quốc Campuchia (9-11-1953 / 9-11-2024) và kỷ niệm 71 năm thành lập Quân đội Hoàng gia Campuchia được tổ chức long trọng tại Đài Độc lập ở thủ đô Phnom Penh.
Houthi tuyên bố bắn hạ “Quái điểu” MQ-9 Reaper thứ 12
Tân Hoa xã ngày 9-11 dẫn tuyên bố của lực lượng Houthi ở Yemen cho biết vừa bắn hạ thêm máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper với biệt danh “Quái điểu” do Mỹ sản xuất.
Bão số 7, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 14
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 10 giờ (9-11), vị trí tâm bão khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 415km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/giờ), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15km/giờ.
Khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" tại tỉnh Điện Biên
Ngày 9-11, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Chi nhánh Điện Biên phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Bệnh viện E và Sở Y tế tỉnh Điện Biên khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" năm 2024 tại Điện Biên.
Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị lên đường đi thăm quân và dân vùng biển Tây Nam
Sáng 9-11, tại cảng Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân, đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị đi thăm cán bộ, chiến sĩ Vùng 2, Vùng 5 Hải quân, nhân dân và các lực lượng trên các đảo thuộc vùng biển Tây Nam và Nhà giàn DK1/10 năm 2024 chính thức rời cảng lên đường.