• Click để copy

Câu chuyện quốc tế: Niềm vui trên giấy, nỗi lo đời thường

Vừa qua, Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP28) tại Dubai, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) lần đầu tiên thông qua một thỏa thuận kêu gọi thế giới tiến tới từ bỏ nhiên liệu hóa thạch-thủ phạm chính của việc Trái đất bị nóng lên.

Không ít người đã dùng những mỹ từ để hết lời ca ngợi động thái này sau 3 thập kỷ tổ chức hội nghị COP. Cũng phải thôi, bởi đây được xem là “bước ngoặt lịch sử”, “điểm sáng lạc quan”, là một “chiến thắng” hay là “sự khởi đầu cho hồi kết của than-dầu-khí” trong công cuộc cắt giảm khí thải nhà kính toàn cầu. Thỏa thuận COP28 nhấn mạnh việc chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch trong các hệ thống năng lượng một cách công bằng, có trật tự và hợp lý, thúc đẩy hành động trong thập kỷ quan trọng này để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 phù hợp với khoa học.

<a title=
Toàn cảnh phiên khai mạc Hội nghị lần thứ 28 Các bên Tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu (COP28) tại Dubai (UAE) ngày 30-11-2023. Ảnh: THX/TTXVN 

Việc đạt được một văn bản như trên mang lại niềm vui rất lớn đối với các chính trị gia, nhà quan sát và giới bảo vệ môi trường, “bõ công” họ bao ngày vận động, bàn thảo, thương lượng. Dầu mỏ, khí đốt và than gây ra 85% lượng khí phát thải CO2 nên thách thức thoát dần khỏi nhiên liệu hóa thạch đúng là chưa bao giờ rõ rệt như vậy. Tuy nhiên, những đồng thuận trên giấy không thể khỏa lấp thực tế ngoài xã hội hiện nay.

Trước hết, việc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch trên khắp thế giới khó có thể xảy ra hoặc thậm chí khó giành được sự ủng hộ từ tất cả các chính phủ nếu những nước đang phát triển không được hỗ trợ thêm về tài chính và công nghệ sạch. Uganda ước tính kế hoạch chuyển sang năng lượng xanh sẽ cần khoản đầu tư 70 tỷ USD, nhưng ngược lại, việc phát triển nhiên liệu hóa thạch có thể thu về cho quốc gia này 47 tỷ USD. Về phần mình, Nigeria-một trong những nhà sản xuất dầu lớn nhất châu Phi-dự kiến tăng gấp 3 công suất năng lượng tái tạo hướng tới trung hòa carbon vào năm 2060, nhưng cho biết đòi hỏi nguồn lực và công nghệ chuyển giao cũng như xây dựng năng lực địa phương. Theo Chương trình môi trường LHQ (UNEP), các quốc gia đang phát triển cần 194-366 tỷ USD mỗi năm để giúp thích ứng với một thế giới nóng và nhiều biến động hơn. Câu hỏi lớn về nguồn tài chính sẽ đến từ đâu để các quốc gia thực hiện bất kỳ chính sách khí hậu tiềm năng hoặc chuyển đổi năng lượng nào cần phải được trả lời.

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra tại nhiều quốc gia, nhiên liệu hóa thạch lại trở thành nguồn cơn của những tranh chấp quốc tế. Mới nhất, hai nước láng giềng Venezuela và Guyana thổi bùng “xích mích” liên quan đến vùng đất mang tên Esequibo rộng khoảng 160.000km2, sau khi phát hiện nhiều mỏ dầu và khí đốt với trữ lượng ước tính 11 tỷ thùng ở ngoài khơi bờ biển Guyana. Hay như việc phát hiện ra các mỏ khí đốt lớn trong những năm gần đây ở Đông Địa Trung Hải đã kích thích sự thèm khát của những nước ven biển và làm gia tăng căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, đồng thời gây bất hòa về việc phân định biên giới giữa các quốc gia trong khu vực.

Thêm vào đó, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự đoán thế giới phải tăng gấp 3 lần công suất năng lượng tái tạo trong vòng 7 năm tới để cắt giảm 20% nhu cầu sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, các giếng dầu và khí đốt mới vẫn tiếp tục xuất hiện trên phạm vi toàn cầu. Theo một báo cáo của Oil Change International, Mỹ chiếm đến 1/3 kế hoạch mở rộng khai thác nhiên liệu hóa thạch từ nay đến năm 2050. Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng cho rằng nhu cầu dầu mỏ sẽ tăng cao sau năm 2030, đồng thời kêu gọi từ nay đến năm 2045, ngành dầu mỏ toàn cầu cần đầu tư 12.100 tỷ USD, tương đương 500 tỷ USD mỗi năm, nhằm đáp ứng nhu cầu về năng lượng đang tăng cao.

Nhân loại chỉ còn ít năm nữa để giữ được mục tiêu khống chế mức tăng nhiệt của Trái đất không quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, trong lúc nhiệt độ hành tinh đã tăng khoảng 1,2 độ C. Để làm được điều này, việc cần làm ngay là thế giới phải cắt giảm ít nhất đến 43% khí thải chủ yếu do năng lượng hóa thạch trước năm 2030, tức là cần nỗ lực gấp 20 lần so với hiện nay. Nếu các nước thực sự nghiêm túc, việc mở đầu kỷ nguyên giã từ năng lượng hóa thạch không phải là chuyện của tương lai xa vời mà ở ngay trước mắt.

NGÂN ANH

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.