• Click để copy

Cây xăng đóng cửa, người dân xếp hàng dài đổ xăng: Liệu có nên duy trì quỹ bình ổn xăng dầu?

Chiều 11-11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ tư, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội họp phiên toàn thể, thảo luận ở hội trường về dự án Luật Giá (sửa đổi). Tại phiên thảo luận, việc có nên duy trì quỹ bình ổn giá xăng dầu là nội dung được các đại biểu quan tâm, thảo luận.

Cây xăng đóng cửa, người dân xếp hàng dài đổ xăng: Liệu có nên duy trì quỹ bình ổn xăng dầu?
 

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh: VPQH

Cần thay đổi cơ chế quỹ bình ổn giá xăng dầu

Tại phiên thảo luận, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (Đoàn Khánh Hòa) nêu lên thực trạng, từ đầu tháng 10 đến nay, tình trạng đứt gãy nguồn cung, khan hiếm xăng dầu xảy ra trên diện rộng; không hiếm gặp hình ảnh các cây xăng đóng cửa, người dân xếp hàng dài chờ đến lượt mua.

"Vậy không rõ vai trò của Quỹ bình ổn giá xăng dầu ở đâu, liệu có nên duy trì quỹ này nữa hay không?", đại biểu đặt câu hỏi.

Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh cho rằng, nên chăng đã đến lúc phải thay đổi cơ chế quỹ bình ổn giá bằng các công cụ điều tiết giá khác hiệu quả hơn để giá cả hàng hóa vận hành theo quy luật của thị trường.

“Vấn đề này cần được liên Bộ Tài chính- Công Thương cân nhắc một cách thận trọng hơn. Việc quy định lập quỹ bình ổn giá thành một điều luật riêng tại dự thảo luật có thể không phù hợp”, đại biểu đặt vấn đề.

Cây xăng đóng cửa, người dân xếp hàng dài đổ xăng: Liệu có nên duy trì quỹ bình ổn xăng dầu?

 Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (Đoàn Khánh Hòa). Ảnh: VPQH

Bày tỏ cơ bản nhất trí với sự cần thiết sửa đổi Luật Giá, đại biểu Trịnh Xuân An (Đoàn Đồng Nai) nhấn mạnh, trong hoạt động điều hành giá, Nhà nước cần bám sát các nguyên tắc cơ bản để bảo đảm hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp, người dân và các bên liên quan.

Đối với nội dung về bình ổn giá, đặc biệt là bình ổn giá xăng dầu, đại biểu cho rằng chỉ nên can thiệp vào thị trường ở một vài thời điểm nhất định, cần có sự điều chỉnh phù hợp để bảo đảm ổn định thị trường, đồng thời cũng hài hòa lợi ích của các doanh nghiệp.

Không đồng tình với việc tiếp tục duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu, đại biểu cho rằng quỹ bình ổn giá không phải là một biện pháp để bình ổn giá; dự thảo luật cần rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng.

Đại biểu cũng đề nghị làm rõ nội dung Quỹ bình ổn giá xăng dầu là “bước đệm” để bình ổn giá xăng dầu, đồng thời đề nghị sử dụng linh hoạt nhiều công cụ khác trong bình ổn giá.

Cây xăng đóng cửa, người dân xếp hàng dài đổ xăng: Liệu có nên duy trì quỹ bình ổn xăng dầu?

Đại biểu Trịnh Xuân An (Đoàn Đồng Nai). Ảnh: VPQH

Công khai, minh bạch việc sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Ở góc độ ngược lại, đại biểu Vũ Tuấn Anh (Đoàn Phú Thọ) cho rằng, trong thực tiễn thời gian vừa qua, chúng ta đã hình thành Quỹ bình ổn giá xăng dầu và cho thấy quỹ này đã góp phần làm giảm sốc về giá khi giá xăng dầu thế giới tăng cao hoặc giảm quá mạnh.

Theo đại biểu, việc sử dụng quỹ bình ổn giá đã hạn chế tác động xấu đến nền kinh tế và đời sống của nhân dân. "Xét về bản chất thì giá cả hàng hóa, dịch vụ thực hiện trích quỹ bình ổn giá vẫn vận hành theo cơ chế thị trường, vẫn tăng, vẫn giảm phụ thuộc vào thị trường, nhưng khi sử dụng công cụ quỹ bình ổn giá sẽ có tác động làm cho giá cả tăng chậm hơn hoặc giảm chậm hơn", đại biểu phân tích. 

Cây xăng đóng cửa, người dân xếp hàng dài đổ xăng: Liệu có nên duy trì quỹ bình ổn xăng dầu?

 Đại biểu Vũ Tuấn Anh (Đoàn Phú Thọ). Ảnh: VPQH

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, trong điều kiện hiện nay và những năm tới, việc bình ổn giá xăng dầu thông qua điều hòa, kiểm soát cung, cầu còn khó khăn nên trước mắt chỉ sử dụng quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng xăng dầu, không lập quỹ bình ổn giá đối với các mặt hàng khác. Ngoài ra, cần công khai, minh bạch việc sử dụng quỹ bình ổn giá, kèm theo đó là kiểm soát nguồn cung cầu để bảo đảm việc thực thi trong luật này.

Giữ Quỹ bình ổn giá xăng dầu giúp giảm sốc về giá Giải trình thêm về Quỹ bình ổn giá xăng dầu, tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, vấn đề này đã được lấy ý kiến của Bộ Công Thương, các bộ, ngành. Quan điểm chung là giữ quỹ này vì nếu giá xăng dầu tăng thì sẽ ảnh hưởng tới đời sống nhân dân, ảnh hưởng sản xuất kinh doanh, kinh tế vĩ mô. “Giữ quỹ này giúp giảm sốc từ từ”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói. Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, hiện nay có 5 công cụ để Nhà nước điều chỉnh giá xăng dầu, gồm: Thuế; chi phí định mức; nguồn cung; thông qua cấp phép để xây dựng bộ máy và Quỹ bình ổn giá xăng dầu. “Càng nhiều công cụ thì càng bảo đảm điều chỉnh, giảm sốc giá xăng dầu, phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất kinh doanh, cuộc sống người dân... Người ta nói nếu kinh tế thị trường không có “bàn tay” của Nhà nước thì giống như “vỗ tay bằng một bàn tay”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.

NGUYỄN THẢO – CHIẾN THẮNG

Bài liên quan

Tin mới

Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân
Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ chiều 19-9 trên địa bàn huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có mưa vừa, mưa to đến rất to gây chia cắt các ngầm tràn trên các tuyến quốc lộ, đường liên xã, đường nội thôn ở một số địa phương. Đặc biệt, tại một số khu vực thuộc huyện Hướng Hóa có nguy cơ sạt lở núi gây ảnh hưởng đến tính mạng, đời sống nhân dân.

Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4
Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4

Do ảnh hưởng của bão số 4, đến 5 giờ sáng 20-9, các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã tổ chức sơ tán 874 hộ với 3.059 người ra khỏi vùng có nguy cơ cao do sạt lở.

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 269/KH-UBND về việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh tháng 9 và quý IV/2024.

Lào Cai: Hoàn thành 25 căn nhà tạm cho bà con trong thôn Làng Nủ vào ngày 21-9
Lào Cai: Hoàn thành 25 căn nhà tạm cho bà con trong thôn Làng Nủ vào ngày 21-9

Ngày 20-9, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bảo Yên Đặng Văn Mạnh cho biết, nếu thời tiết thuận lợi, ngày 21-9 sẽ chuyển 25 hộ dân trong thôn Làng Nủ đã mất nhà do mưa lũ và các hộ đang trong diện nguy cơ sạt cao sang khu nhà tạm, nhằm đảm bảo an toàn.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội 8 tháng đầu năm tăng hơn 13%
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội 8 tháng đầu năm tăng hơn 13%

Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, trong 8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Thành phố ước tính đạt 12,4 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023.