• Click để copy

Chăm lo đời sống văn hóa cho người lao động

“Bên cạnh bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động, việc chăm lo xây dựng môi trường văn hóa trong doanh nghiệp được lãnh đạo, chỉ huy các cấp quan tâm, tạo động lực cho cán bộ, công nhân viên (CB, CNV) yên tâm sản xuất, thi đua lao động sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng và dân sinh”. Đó là khẳng định của Đại tá Chu Việt Sơn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Hóa chất 21 (Nhà máy Z121), Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân.

Phóng viên (PV): Ra đời trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, 57 năm qua, nhà máy là cơ sở sản xuất hỏa cụ duy nhất của ngành công nghiệp quốc phòng. Phải chăng truyền thống đó là “bệ đỡ” để nhà máy tạo dựng nên thương hiệu của một doanh nghiệp có uy tín, văn hóa và phát triển, thưa đồng chí?

Đại tá Chu Việt Sơn: Xưởng Bộ lửa (tiền thân Nhà máy Z121) được thành lập ngày 7-9-1966, có nhiệm vụ nghiên cứu, chế tạo các loại hỏa cụ được ví như “trái tim” của vũ khí, dùng để phát hỏa cho bộ phận trung tâm của đạn, mìn. Vì vậy, chất lượng các sản phẩm của nhà máy quyết định đến hiệu quả chiến đấu của bộ đội trên chiến trường. Tuy nhiệm vụ có tính chất nguy hiểm cao nhưng các thế hệ CB, CNV đã phát huy tinh thần lao động sáng tạo, không quản gian khổ, hy sinh để nghiên cứu, chế thử, sản xuất các sản phẩm phục vụ chiến đấu. Chính tình yêu ngành, yêu nghề của CB, CNV đã góp phần xây đắp nên truyền thống vẻ vang của Nhà máy Z121 hai lần anh hùng (Anh hùng LLVT nhân dân năm 1989, Anh hùng Lao động năm 2004).

<a title=
 Đại tá Chu Việt Sơn.

Trong suốt chặng đường lịch sử của đơn vị, truyền thống trở thành tài sản quý báu, thực sự là “bệ đỡ” vững chắc để mỗi người lao động phát huy năng lực, khai thác hiệu quả trang bị kỹ thuật qua đó tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Do đó, giáo dục truyền thống cũng chính là bồi đắp các giá trị lịch sử, văn hóa để mỗi CB, CNV thêm tự hào về nhà máy, yêu mến môi trường công tác, cùng chung sức xây dựng doanh nghiệp có vị thế vững vàng, có môi trường văn hóa lành mạnh, tốt đẹp.

PV: “Tự tin trong thao tác, tự giác trong công việc” là khẩu hiệu được nhắc đến trong mỗi phân xưởng, xí nghiệp. Theo đồng chí, đó có phải là những yêu cầu để xây dựng nét đẹp phẩm chất người lính thợ của nhà máy?

Đại tá Chu Việt Sơn: “Tự tin trong thao tác” thể hiện trình độ chuyên môn vững vàng, khả năng làm chủ các loại phương tiện kỹ thuật. “Tự giác trong công việc” là nói đến ý thức chủ động, tinh thần làm việc hăng say, sáng tạo. Đó là những phẩm chất rất cần ở người lính ngành quân giới. Vì thế, chăm lo xây dựng yếu tố con người có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của đơn vị. Theo đó, ngay từ khâu tuyển dụng, chúng tôi tổ chức chặt chẽ, lựa chọn nhân sự kỹ lưỡng, sau đó đào tạo lại tại chỗ rồi mới đưa vào dây chuyền sản xuất. Lãnh đạo, chỉ huy các cấp tích cực tuyên truyền, động viên CB, CNV thực hiện tốt Phong trào “Thi đua thực hiện kỷ cương, trách nhiệm, tận tụy, chuyên nghiệp”; có tác phong và phương pháp làm việc chuyên nghiệp, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả; chuẩn mực trong giao tiếp ứng xử. 

<a title=
Hoạt động hội thi, giao lưu văn nghệ được Nhà máy Z121 thường xuyên tổ chức tạo tinh thần phấn khởi cho cán bộ, công nhân viên. 

PV: Là doanh nghiệp Quân đội, Đảng ủy, Ban giám đốc Nhà máy đã chú trọng thực hiện những nội dung gì để xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, văn minh, góp phần hình thành và lan tỏa nét đẹp văn hóa doanh nghiệp?

Đại tá Chu Việt Sơn: Điều kiện lao động ở các phân xưởng, xí nghiệp có tính đặc thù cao đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định bảo đảm an toàn tuyệt đối về con người, trang bị kỹ thuật. Do vậy, xây dựng môi trường lành mạnh nhằm hình thành ý thức lao động tự giác, kỷ luật, tích cực thi đua phấn đấu. Trước hết về cảnh quan đơn vị, khuôn viên các khu sản xuất do chính bàn tay CB, CNV xây dựng bảo đảm chính quy, thống nhất, sạch đẹp. Các bộ phận thực hiện tốt quy trình “5S” (Sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng) trong sản xuất cũng như sinh hoạt. Các thiết chế văn hóa-thể thao như: Nhà truyền thống, phòng đọc, sân bóng đá, tennis, bóng chuyền, cầu lông, bể bơi... được xây dựng để CB, CNV sử dụng trong giờ nghỉ, ngày nghỉ. Định kỳ, chúng tôi tổ chức giao hữu thể thao, liên hoan văn nghệ, giao lưu với địa phương nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho CB, CNV và nhân dân trên địa bàn.

Bên cạnh đó, chúng tôi ban hành bộ tiêu chí văn hóa công sở, thực thi công vụ gắn với chức trách, nhiệm vụ của mỗi người, xây dựng nếp sống văn hóa, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Chúng tôi có quy chế khen thưởng đột xuất, những đồng chí có sáng kiến tốt, áp dụng hiệu quả sẽ được thưởng khích lệ, động viên. Hằng năm, chúng tôi tổ chức cho 50% quân số đi an dưỡng, nghỉ dưỡng. Quá trình công tác, lãnh đạo, chỉ huy các cấp tạo ra bầu không khí dân chủ cởi mở, quan tâm bảo đảm đầy đủ chế độ, tiêu chuẩn, thực hiện tốt chính sách hậu phương Quân đội, qua đó giúp CB, CNV yên tâm sản xuất, tích cực thi đua lao động sáng tạo, góp sức xây dựng nhà máy ngày càng phát triển.

PV: Trân trọng cảm ơn đồng chí!

ĐỨC NAM  (thực hiện)

Bài liên quan

Tin mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025

Sáng 20-5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025.

Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Ngày 19-5, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 67/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia

Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội

Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.

Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.

Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu

Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.