Khai thác thế mạnh văn hóa thành “đòn bẩy” phát triển du lịch
Bảo Lạc là huyện biên giới của tỉnh Cao Bằng, có 7 dân tộc anh em cùng chung sống, gồm: Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô, Kinh đã tạo nên bức tranh đậm đà bản sắc, kho tàng văn hóa đa dạng, phong phú, độc đáo. Xác định được thế mạnh của địa phương, huyện Bảo Lạc luôn quan tâm bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc để phát triển ngành du lịch trở thành “đòn bẩy” cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc cách trung tâm huyện Bảo Lạc 16km, có 62 hộ với gần 300 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Lô Lô. Trước đây, 50% gia đình trong xóm thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, tuy nhiên, từ khi người dân bắt đầu làm du lịch, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm. Hiện nay, xóm chỉ còn 10/62 gia đình thuộc diện hộ nghèo (chiếm hơn 16%).
Là một trong những người đi đầu của xóm Khuổi Khon trong kinh doanh dịch vụ lưu trú cho khách du lịch, gia đình ông Chi Văn Hải có ngôi nhà sàn mang nhiều nét truyền thống của người Lô Lô. Nhà làm bằng gỗ và tre, rộng 5 gian, 4 mái. Nhờ sự hỗ trợ của chính quyền, ông Hải đã sửa chữa, mua sắm nhiều vật dụng để phục vụ khách du lịch.
![]() |
Nhiều câu lạc bộ hát dân ca ở huyện Bảo Lạc được thành lập để bảo tồn, gìn giữ văn hóa truyền thống và phát triển du lịch cộng đồng. |
Trong thời gian cao điểm mùa du lịch, gia đình ông có nhiều khách trong nước và nước ngoài đến tham quan, lưu trú. Với mức thu mỗi khách lưu trú 50-100 nghìn đồng/ngày đã giúp gia đình ông có thu nhập từ du lịch đạt khoảng 30 triệu đồng/năm, từ đó gia đình ông thoát nghèo, có cuộc sống ổn định.
Ông Chi Văn Hải cho biết: “Du khách rất hào hứng khi nghỉ tại nhà sàn, trải nghiệm các hoạt động sinh hoạt cùng với người dân như chế biến các món ăn truyền thống, chăm sóc gia súc, gia cầm, thêu, dệt thổ cẩm nên gia đình tôi mở dịch vụ lưu trú phục vụ du khách. Từ khi làm homestay, thu nhập của gia đình tôi ổn định, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống”.
Bảo Lạc từ lâu được biết đến là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, ban cho nhiều cảnh quan vẫn còn hoang sơ. Khi đặt chân tới Bảo Lạc, điều ấn tượng nhất với du khách là hình ảnh những ngọn núi cao chọc trời như núi Phja Dạ (xã Sơn Lập) cao 1.987m so với mực nước biển; dốc 15 tầng Khau Cốc Chà, hồ Thôm Lốm (xã Xuân Trường) và mạng lưới các hang động lớn nhỏ...
Bên cạnh đó, huyện Bảo Lạc còn là vùng đất có nhiều nét văn hóa đặc sắc, rực rỡ sắc màu của các dân tộc vùng cao với nhiều lễ hội truyền thống như: Lễ hội Lồng tồng, chợ tình phong lưu, ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô, ngày hội văn hóa dân tộc Mông... cùng các làn điệu dân ca, dân vũ, các nghề thủ công truyền thống vẫn còn được lưu giữ và bảo tồn. Đây chính là tiền đề cho việc phát triển dịch vụ-du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc của huyện.
Để đẩy mạnh phát triển du lịch, huyện Bảo Lạc đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh thực hiện Dự án 6 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 (bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch) với tổng kinh phí hơn 3 tỷ đồng.
Hiện nay, huyện Bảo Lạc đang thực hiện quy hoạch, xây dựng điểm ngắm cảnh đèo 15 tầng Khau Cốc Chà với tổng mức đầu tư 1,6 tỷ đồng. Cùng với đó, huyện tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư thử nghiệm du lịch cảnh điểm hang động, dịch vụ, du lịch tại xóm Lũng Rì (xã Khánh Xuân); mô hình du lịch farmstay ở xóm Kha Rào (xã Khánh Xuân).
Nhằm gìn giữ, bảo tồn và khôi phục các phong tục, tập quán tốt đẹp, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc, Huyện ủy, UBND huyện Bảo Lạc đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, nhất là ngành văn hóa thực hiện việc khôi phục, phục dựng các lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc. Đây được coi là hướng đi đúng, trúng của huyện Bảo Lạc, được người dân tin tưởng, ủng hộ bằng cả nhận thức và hành động. Qua đó, vừa phát huy được những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, vừa góp phần ngăn chặn, đẩy lùi các phong tục, tập quán lạc hậu...
Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lạc cho biết: “Xác định phát triển dịch vụ - du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc là nhiệm vụ chiến lược, thời gian qua, huyện đã đưa ra những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, trong đó tập trung phát triển hạ tầng dịch vụ-du lịch trở thành cơ cấu kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của huyện; xây dựng du lịch đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc”.
Tuy nhiên, việc phát triển dịch vụ - du lịch của huyện Bảo Lạc còn những khó khăn như nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng vào các điểm du lịch còn hạn hẹp; nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực còn ít và chưa qua đào tạo; chưa có sản phẩm du lịch đặc trưng phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách; chất lượng các dịch vụ-du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện vẫn còn nhiều khó khăn dẫn tới vai trò của cộng đồng dân cư, của người dân chưa được phát huy...
“Để khai thác, phát huy tốt các nguồn lực, tài nguyên du lịch của địa phương, thời gian tới, huyện Bảo Lạc sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch, tổ chức tìm kiếm các sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của huyện; thực hiện bảo tồn các nội dung văn hóa phi vật thể như mở lớp thêu, dệt thổ cẩm, truyền dạy các làn điệu dân ca, dân vũ...”, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.
Bài và ảnh: HỒNG THỊNH TRANG
Tin mới
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).